Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Cây mào gà trắng (mào gà đuôi nheo) và 9 bài thuốc chữa đau mắt, thổ huyết, lòi dom, di tinh,… hiệu quả

Hình ảnh
Cây mào gà trắng còn được gọi với nhiều tên khác như mào gà đuôi nheo, bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử. Cây có vị đắng, tính hơi hàn, có tác dụng thanh can minh mục, làm sáng mắt, thoái ế, tiêu viêm, thu liễm cầm máu. Từ lâu, cây được dùng chữa đau mắt, thổ huyết, lòi dom, di tinh. Thông tin, mô tả cây mào gà trắng Tên gọi khác: Mào gà trắng, mào gà đuôi nheo, bông mồng gà trắng, đuôi lươn, dã kê quan, thanh tương tử Tên khoa học: Celosia argentea L. Họ: Dền (Amanthaceae) Thông tin, mô tả cây mào gà trắng 1. Mô tả thực vật Cây mào gà trắng không chỉ được trồng làm cảnh mà còn là một cây thuốc quý. Mào gà trắng là một loại cỏ mọc quanh năm, thân mọc thẳng, nhẵn, mang nhiều cành, cao 0.3-1m có thể tới 2m. Lá mọc so le, hình mác, nguyên, đầu nhọn, gốc lá cũng hơi nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm. Vào mùa hạ và mùa thu ra hoa không có cuống, mọc thành bông trắng hoặc hơi hồng, dài 3-10cm, đồng trưởng. Quả nang, mở theo hình hộp, trong mang nhiều hạt. Hạt dẹt

Cỏ nến (bồ đào) và 41 bài thuốc chữa đau bụng, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, xương khớp, sản hậu, lở láy hiệu quả

Hình ảnh
Cỏ nến còn gọi với nhiều tên khác như bồn bồn, bồ đào, hương bồ, bống nến, bông liễng. Cây có vị ngọt, tính bình đi vào kinh Can, Tỳ. Từ lâu, cỏ nến được dùng chữa đau bụng, thổ huyết, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, xương khớp, sản hậu, lở láy. Thông tin, mô tả cây cỏ nến Tên gọi khác: Bồn bồn, Bồ đào, Hương bồ, Bông nến, Bông liễng, Hương bồ, Cam bố, Tiếu thạch Sanh bồ hoàng, Sao bồ hoàng, Bồ hoàng thái (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Typha angustata Bory et Chaub. Họ khoa học : Thuộc họ Cỏ nến – Typhaceae. Thông tin, mô tả cây cỏ nến 1. Mô tả thực vật Cây thảo cao 1-3m, có thân rễ lưu niên. Lá mọc từ gốc, hẹp, hình dải, thon lại ở chóp, dài 6-15cm, xếp thành 2 dãy đứng quanh thân, bằng hay hơi dài hơn bông hoa đực. Hoa đơn tính, rất nhiều, thành bông rất dày, đặc, hình trụ, có lông tơ, cách quãng nhau 0,6-5,5cm, có chiều dài gần như nhau, bông đực ở ngọn, có lông màu nâu, có răng ở chóp, vàng; bông cái màu nâu nhạt, có lông nhiều, mảnh, trắng ho

Cây nghể (thủy liễu) và 5 bài thuốc chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn hiệu quả

Hình ảnh
Cây nghể hay còn gọi thủy liễu, lạt liễu, rau` nghể là cây mọc hoang. Cây có vị hơi cay, tính bình, không có độc tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa tiêu chảy, chốc ghẻ, lở ngứa, rắn cắn. Thông tin, mô tả cây nghể Tên thường gọi: Thủy liễu, Lạt liễu, Rau nghể. Tên khoa học : Polygonum hydropiper Họ: Rau răm (Polygonaceae) Thông tin, mô tả cây nghể 1. Mô tả thực vật Nghể là một loại cỏ mọc hoang, sống hằng năm, có thể cao tới 70-80cm, có nhiều cành, lá hình mác, có cuống ngắn, dài 4-6cm, rộng 10-13mm, những lá trên nhỏ và hẹp hơn, bẹ chìa mỏng và phát triển. Hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, bao hoa 4, nhị 6. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta, đặc biệt ở những nơi ẩm thấp, khi cây ra hoa hái toàn cây về phơi chỗ mát. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ là nơi có lượng cây ngổ răm lớn nhất. Bộ phận dùng: Tất cả các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc Thu hái: Thường lấy lá, ngọn non lúc cây đang ra hoa là

Cây rau muống (bìm bìm nước) và 11 bài thuốc chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường hiệu quả

Hình ảnh
Cây rau muống còn gọi là bìm bìm nước thường được biết đến là cây lương thực quen thuộc với cuộc sống của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng, đây cũng là vị thuốc nam quý hiếm được dùng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa lở ngứa, sởi, thủy đậu, giời leo, ngộ độc, dạ dày, kiết lỵ, tiểu đường. Thông tin, mô tả cây rau muống Tên gọi khác: Bìm bìm nước Tên khoa học : Ipomoea reptans (L.) Poir-Ipo-moea aquatica Forsk Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae) Thông tin, mô tả cây rau muống 1. Mô tả thực vật Rau muống không chỉ là một loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam mà còn là một cây thuốc nam quý, Cây mọc bò ở nước hay trên cạn, thân rỗng, dày, có những đốt, mặt ngoài nhẵn. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, nhưng cũng có khi hẹp, và dài. Phiến lá dài 7-9 cm, rộng 3.5-7 cm, cuống lá nhẵn 3-6 cnm. Hoa to, màu trắng hay hồng tím nhạt, mọc từng một đến 2 hoa trên một cuống dài 1-2cm. Quả hình cầu, đường kính 7-9 mm. Hạt có lông màu hung, đường kính 4 m

Lục lạc ba lá tròn và 7 bài thuốc chữa xương khớp, di tinh, bạch đới, đái dầm, huyết áp, mất ngủ hiệu quả

Hình ảnh
Lục lạc ba lá tròn còn gọi với nhiều cái tên tên như Dã hoàng đậu, Chư thi đậu, Sục sạc, Rủng rảng, Muồng phân, Muồng lá tròn. Đây là vị thuốc quý trong Đông y được dùng chữa xương khớp, di tinh, bạch đới, đái dầm, huyết áp, mất ngủ. Thông tin, mô tả cây lục lạc ba lá tròn Tên gọi khác : Dã hoàng đậu, Chư thi đậu, Sục sạc, Rủng rảng, Muồng phân, Muồng lá tròn. Tên khoa học: Crotalari mucronata. Họ: Cánh bướm (Papilionaceae) Thông tin, mô tả cây lục lạc ba lá tròn 1. Đặc điểm thực vật Cây bụi, cao khoảng 1m hay hơn, có cành hơi có lông rạp xuống. Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan ngược nhọn hay gần tù ở góc, tù hoặc có khía ở đỉnh, các ls bên nhỏ hơn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông ngắn và rạp xuống. Hoa xếp thành chùm giống những vòng giả, có lông ngắn, màu vàng, rất cong. Quả hình trụ, hạt nhiều, màu nâu nhạt hay vàng da cam, hình thận. Mùa hoa quả từ tháng 5-12. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây mọc hoang dại và được trồng ở khắp nơi nước t

Dứa bà (thùa) và 3 bài thuốc chữa lao phổi, ho, thổ thuyết, hen suyễn, xương khớp hiệu quả

Hình ảnh
Dứa bà hay còn được gọi với nhiều tên khác như thùa, dứa mĩ, lưỡi lê, long thiệt. Đây là vị thuốc quý trong Đông y. Từ lâu, dứa bà đã được dùng chữa lao phổi, ho, thổ thuyết, hen suyễn, xương khớp. Thông tin, mô tả cây dứa bà Tên gọi khác: Thùa, Dứa Mỹ, lưỡi lê, Long thiệt Tên khoa học : Agave americana L Họ: Thùa (Agavaceae) Thông tin, mô tả cây dứa bà 1. Mô tả thực vật Cây thảo to sống nhiều năm, có nhiều đọt. Lá 25-30, hình ngọn giáo, dài 1-1,5m, màu xanh lục, mép lá có răng đen gốc rộng và một viền vàng dọc theo hai mép lá. Chuỳ hoa cao tới 10m, nhánh ngang ngắn, hoa màu vàng lục, hình lục lạc dài 2cm; nhị có chỉ nhị hẹp lồi ra ngoài. Quả nang cao 4cm, dai hay hoá gỗ, chứa nhiều hạt màu đen. Trổ bông sau 8-14 tuổi. Hoa vào hạ, thu. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây có nguồn gốc ở Bắc và Trung Mỹ nay được trồng ở nhiều nơi trong nước ta. Bộ phận dùng: Lá, rễ. Thu hái: Có thể thu hái 2-3 lứa lá trong 1 năm, mỗi cây có thể thu hoạch được 5-6 nă

Cây thiên thảo và 3 bài thuốc chữa xương khớp (phong thấp, đau lưng, mỏi khớp), đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu hiệu quả

Hình ảnh
Cây thiên thảo là cây hàng năm với chiều cao khoảng 40cm. Đây là một cây thuốc quý thường được sử dụng trong đông y. Từ lâu, cây thiên thảo đã được sử dụng chữa xương khớp (phong thấp, đau lưng, mỏi khớp), đầy bụng, trướng bụng, ăn không tiêu. Thông tin, mô tả cây thiên thảo Tên gọi khác: Thiến thảo, Phòng phong thảo, Thổ hoắc hương Tên khoa học: Basilicum polystachyon (L.) Moench (Ocimum polystachyon L.), Họ : Hoa môi (Lamiaceae) Thông tin, mô tả cây thiên thảo 1. Mô tả cây thiên thảo Cây thiến thảo là một cây thuốc quý, dạng cây thảo mọc hằng năm cao 40cm. Thân vuông có 4 rãnh, có lông thấp. Lá có phiến xoan thon, to đến 7 x 4,5cm, màu xanh tươi, gần như không lông trừ ở cuống, cuống dài 3-4cm, dẹp dẹp. Chùm hoa đứng ở ngọn. Hoa nhỏ mọc thành vòng; lá bắc cỡ 1mm; đài 5 tai, một cái lớn và 2 cái rất hẹp, tràng đỏ, 4 tai gần như bằng nhau; 4 nhị. Quả bế 7mm, màu nâu sẫm. Cây ra hoa tháng 3-4. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây của vùng nhiệt đới Á ch

Thương lục (bạch mẫu kê) và 8 bài thuốc chữa đau họng, viêm phế quản, phù, vảy nến, tăng sinh tuyến vú hiệu quả

Hình ảnh
Thương lục hay còn được gọi với nhiều tên khác như bạch mẫu kê, sơn la bạc, dã la bạc, trường bất lão… Cây có vị đắng, tính hàn đi vào kinh Phế , Thận, Đại tràng. Cây từ lâu đã được dùng làm thuốc chữa bệnh như đau họng, viêm phế quản, phù, vảy nến, tăng sinh tuyến vú. Thông tin, mô tả cây  Tên gọi khác: Bạch mẫu kê, Sơn la bạc, Dã la bạc, Trường bất lão, Kim thất nương là rễ của cây Thương lục có nhiều loại. Tên khoa học: Phytolacca acinasa Roxb, P.esculenta Van Hout Họ: Thương lục ( Phytolaccaceae). Thông tin, mô tả cây Thương lục 1. Đặc điểm thực vật Thương lục là loại cây thảo sống lâu năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 1.5 m. Thân cây hình trụ nhẵn, không có lông, ít phân nhánh và có màu xanh lục hoặc pha đỏ tím. Lá to, mọc so le với phiến lá hình trứng tròn, có cuống. Hai mặt lá nhẵn, chiều dài 10 – 30 cm và rộng 13 – 14 cm. Hoa Kim thất nương có màu trắng. Cụm hoa hình chùm, gồm nhiều hoa mẫu 5, có chiều dài từ 15 – 20 cm. Rễ củ mập nhìn có nét giống củ nhân sâm

Rau mùi tây (ngò tây) và 3 bài thuốc chữa lợi tiểu, chống viêm, côn trùng cắn, phù chân hiệu quả

Hình ảnh
Rau mùi tây hay còn gọi mùi tây, ngò tây là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng nước, chất khoáng và vitamin cao. Nhờ chứa những thành phần có lợi, thảo mộc xanh ngọc lục này có tác dụng lợi tiểu và giúp cân bằng lượng đường trong máu. Không những thế, chúng còn giúp ngăn ngừa các tác động thoái hóa của bệnh tiểu đường lên gan và hỗ trợ làm giảm viêm sưng do viêm khớp gây nên. Thông tin, mô tả rau mùi tây Tên gọi khác : Mùi tây, ngò tây Tên khoa học : Petroselinum crispum Họ : Hoa Tán (Apiaceae) Thông tin, mô tả rau mùi tây 1. Đặc điểm thực vật Rau mùi tây là một loại cây thân thảo, có thân thẳng đứng, cao khoảng 20 – 50 cm. Lá cây màu xanh, có chia thùy ở phần phía trên. Tán kép nhỏ không có bao chung, thường mang 3 tán và mỗi tán mang cỡ 10 – 15 hoa. Hoa mùi tây có màu trắng, có 5 lá đài nhỏ và có 5 cánh hoa nguyên, có 2 vòi nhụy. Qủa mùi tây tròn và dài khoảng 4 mm. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Rau mùi tây có nguồn gốc từ khu vực Địa Tru

Mã thầy (củ năng) và 13 bài thuốc trị trĩ, ho, tiêu thũng, băng huyết, tiểu ra máu, mụn nước, sởi hiệu quả

Hình ảnh
Mã thầy còn được gọi với nhiều tên khác như củ năng, bột tề, thông thiện thảo,… Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến với công dụng thanh nhiệt, tiêu tích, giải độc, mát gan, dạ dày. Ngoài ra, củ Mã thầy cũng được sử dụng để nấu chè, hầm dạ dày lợn hoặc dùng ăn như món tráng miệng. Thông tin, mô tả dược cây mã thầy Tên gọi khác: Củ năn (miền Bắc), Củ năng (miền Nam), Bột tề, Thông thiện thảo, Địa lê, Ô vu, Thủy vu, Hắc sơn lang, Hồng từ cô, Địa lật Tên khoa học: Heleocharis plantaginea R. Br Họ: Cói (Cyperaceae) Thông tin, mô tả dược cây mã thầy 1. Đặc điểm thực vật Mã thầy thân thảo, tròn dài, cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt. Ngoài thân cây có nhiều khía dọc, trong có nhiều vách ngang và không có lá. Lá cây được thay thế bởi những bẹ nhỏ hình trụ. Bề mặt thân khô, màu xanh xám, nhẵn và không có lông. Cụm hoa thường chỉ có một hoa nhỏ màu vàng nâu ở ngọn mỗi cây. Dưới gốc rễ của cây là củ to, mọc chìm bên dưới nước. Củ to m

Khế rừng (dây quai xanh) và 3 bài thuốc chữa tiểu tiện khó, kém ăn, đắp vết thương hiệu quả

Hình ảnh
Khế rừng hay còn gọi dây quai xanh, cây cháy nhà là cây thân bụi mọc hoang trong rừng. Cây có vị chua, tính hàn, đi vào kinh phế tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, khế rừng đã được dùng làm bài thuốc chữa bệnh tiểu tiện khó, kém ăn, đắp vết thương chảy máu. Thông tin, mô tả cây khế rừng Tên gọi khác: Dây quai xanh, Cây cháy nhà Tên khoa học : Rourea microphylla Họ: Khế rừng (Connaraceae) Thông tin, mô tả cây khế rừng 1. Mô tả thực vật Cây bui, thân cứng, màu nâu xám. Lá chét lông chim lẻ gồm 5-6 đôi la chét nhỏ, mặt trên bóng, lá non màu hồng đỏ rất đẹp, trông xa như đám cháy do đó có tên là cháy nhà. Hoa màu trắng, 5 cánh, 10 nhị, 5 lá noãn, quả nhỏ, cong, mùa quả các tháng 6-8. 2. Phân bố, bố phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Mọc phổ biến trong các khu rừng nước ta, khi chưa có lá cây gần như lá cây khế do đó có tên này. Thường mọc ở những khu vực dãi nắng. Bộ phận dùng: Vỏ, thân. lá Thu hái: Thu hái gần như quanh năm. Chế biến: Dùng tươi hay khô, thường dùng tươi.

Cây lá tiết dê (cây tiết dê) và 3 bài thuốc chữa thủy đậu, ứ huyết, mụn nhọt hiệu quả

Hình ảnh
Cây lá tiết dê (cây tiết dê) được coi như một vị thuốc “mát” có tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa các bệnh như sốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng, đái buốt, đái rắt, đái ra máu, nóng ruột, sôi bụng, táo bón, kiết lỵ. Thông tin, mô tả cây lá tiết dê Tên gọi khác: Dây mối tròn, cây mối nám, cây sâm nam, mối trơn, dây hoàng đằng Tên khoa học: Cissampelos pareira L. Họ: Tiết dê (Menispermaceae) Thông tin, mô tả cây lá tiết dê 1. Đặc điểm thực vật Cây lá tiết dê là một cây thân leo 15mm; cụm hoa cái thành chùm dạng bông, có nhiều lá tiêu giảm thành lá bắc. Quả hạch xoan ngược dạng thận, dài 5mm, có lông xám có vòi cạnh gốc, khi chín có màu đỏ. Ra quả tháng 4 – 5. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Cissampelotis Pareirae, thường có tên là Tích sinh đằng. Nơi sống: Loài phân bố ở châu Phi, châu Á nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc rải rác ở bìa rừng và đồi cây bụi ở phiến non. Thu hái: Có thể hái toàn cây

Cây nàng nàng (trứng ếch) và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, lở loét, kiện tinh, mạnh gân cốt, kinh nguyệt không đều hiệu quả

Hình ảnh
Cây nàng nàng còn được gọi cây trứng ếch, bọt ếch, cây nổ trắng,…. Cây có công dụng trị mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, kiện tinh, làm mạnh gân xương. Mỗi ngày nên dùng 6 – 12g sắc nước uống. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tán bột hay ngâm rượu tùy theo từng bệnh. Thông tin, mô tả cây nàng nàng Tên gọi khác : Cây trứng ếch, cây nổ trắng, cây bọt ếch. Người Thái gọi là Co phá mặc lăm . Ở Lai Châu cây nàng nàng có tên là Pha tốp. Tên khoa học : Callicarpa cana L. Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Thông tin, mô tả cây nàng nàng 1. Đặc điểm thực vật Nàng nàng là cây thân gỗ nhỏ, phân nhiều nhánh. Cành vuông, bên ngoài vỏ phủ nhiều lông màu trắng nhạt hoặc màu xám. Lá cây mọc đối cứng, có hình mũi mác. Hai đầu lá nhọn, mép xẻ răng cưa. Các lá có chiều dài dao động từ 7 – 20cm và chiều rộng lá khoảng 2,5 – 11cm. Cả hai mặt lá đều phủ lông nhưng mặt dưới có nhiều hơn nên nhìn rõ có màu trắng bạc. Hoa và quả cây nàng nàng thường ra từ tháng 5 đến tháng 9. Hoa phát triển ở các kẽ lá,

Cây móng lưng rồng và 5 bài thuốc chữa viêm gan, đau nhức xương khớp, bỏng, trĩ, váng đầu hiệu quả

Hình ảnh
Cây móng lưng rồng hay còn được gọi với nhiều tên khác như chân vịt, vạn niên tùng, kiến thủy hoàn dương, hồi sinh thảo… Cây có vị hơi đắng, không mùi, tính lạnh, không độc tác dụng chữa bệnh. Từ lâu, cây đã được áp dụng vào các bài thuốc chữa viêm gan, đau nhức xương khớp, bỏng, trĩ, váng đầu. Thông tin, mô tả cây Móng lưng rồng Tên gọi khác : Chân vịt, Quyển bá, Vạn niên tùng, Kiến thủy hoàn dương, Hồi sinh thảo, Trường sinh thảo, Hoàn dương thảo, Cải tử hoàn hồn thảo, Nhả mung ngựa. Tên khoa học : Selaginella tamariscina Họ: Quyển bá (Selafinellaceae) Thông tin, mô tả cây móng lưng rồng 1. Mô tả thực vật Thân mọc thành búi, có khi kết bện với các giá rễ thành một gốc cao đến 10cm, nom như thân kép. Cành bên của thân cũng mọc thành búi dài 5-12cm, phân nhánh rẽ đôi mở ra trên đất. Lá nhỏ hình giáo hay ba cạnh, thuôn xếp lợp lên nhau, ôm lấy cành có dạng như cây liễu bách (từ đó có tên loài là tamariscina có nghĩa là dạng liễu bách Tamarix). Cây chịu được khô hạn. Khi khô rá

Rau om (rau ngổ) và 24 bài thuốc chữa lợi tiểu, đầy hơi, xương khớp, sỏi, tiểu đường, ho, viêm họng, rắn cắn, ung thư… hiệu quả

Hình ảnh
Rau om hay còn gọi rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ điếc, ngò om, ngò ôm… Cây vừa là thực phẩm, vừa là dược liệu nổi tiếng với tác dụng chữa sỏi thận, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai ăn nhiều rau này có thể dễ bị sảy thai. Thông tin, mô tả về cây rau om Tên gọi khác: Ngò ôm, ngổ ôm, ngò om, rau ôm, ngổ hương, mò om, ngổ điếc Tên khoa học : Limnophila aromatica (Lamk.) Họ : Mã đề (Plantaginaceae) Thông tin, mô tả về cây rau om 1. Đặc điểm thực vật Rau om thuộc dạng cây thân thảo. Thân cây có chiều dài trung bình từ 20 – 30 cm. Thân mọc bò, giòn, bên trong rỗng, có mùi thơm. Dọc thân cây chứa nhiều lông mịn bao phủ. Lá cây mọc đối xứng, màu xanh, kích thước nhỏ, mặt nhẵn, mọc sát và hơi ôm lấy thân, không có cuống. Mép lá hình răng cưa nhỏ Hoa mọc đơn ở ngay nách lá, hình loa kèn, có 5 cánh màu tím nhạt trên đầu, trắng ở phía dưới. Nhụy hoa màu vàng. Quả dạng nang nhẵn, ngắn, dọc theo quả có một số nếp nhăn và bướu. Bên trong quả có hạt nhẵn hình trụ, sắ