Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Tơ mành và 4 bài thuốc chữa lở loét, cầm máu, di tinh, xương khớp hiệu quả

Hình ảnh
Nhân dân Việt Nam thường dùng lá tơ mành tươi giã nát đắp lên vết thương, vết thương gẫy xương, không có liều lượng (dùng ngoài). Nhân dân Ấn Độ dùng lá tươi làm thuốc diệt côn trùng và dùng ngoài chữ. Thông tin, mô tả  cây tơ mành Tên gọi khác: Tơ mành, Dây chỉ, Mạng nhện, Phong xa đằng, hồng long Tên khoa học: – Hiptage sp. ( Hiptage benghalensis L.Kurz.) Họ: Kim Ðồng (Malpighiaceae) Thông tin, mô tả  cây tơ mành 1. Đặc điểm thực vật Cây tơ mành là cây thuốc quý. Dạng cây nhỏ, mọc thành bụi. Cành vươn dài đưa vào cây khác, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến dài đến 13-14cm, chóp có đuôi, có lông trên cả hai mặt, gân phụ 5-6 cặp, cuống 9mm. Cụm hoa hình chùm mọc ở nách lá phần già của nhánh, cao 4-5cm; cuống dài 1-2cm, có lông trắng. Quả có 3 cánh mỏng, vàng nhạt, cánh giữa thường dài hơn. Thân và lá khi bẻ ra có những sợi mảnh như chỉ. Mùa hoa quả tháng 9-11. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố : Cây này cũng phổ biến nhiều nơi thuộc miền Bắc Việt Nam, thườ

Cây bông ổi (cây ngũ sắc) và 8 bài thuốc chữa ho, mụn nhọt, tiểu đường… hiệu quả

Hình ảnh
Cây bông ổi là một loại hoa rất đẹp, được nhiều công viên, khu sinh thái trồng làm cảnh. Điểm đặc biệt là loài hoa đẹp này không chỉ dùng làm cảnh mà nó còn là một vị thuốc với nhiều tác dụng như thanh nhiệt, tiêu độc, cầm máu, chữa đau bụng thổ tả, viêm da, hắc lào, cảm sốt rất hữu ích cho đời sống của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng của dược liệu này. Thông tin, mô tả cây bông ổi Tên gọi khác: Bông ổi, Trăng lao, Cây hoa cứt lợn, Trâm ổi, Thơm ổi, Hoa ngũ sắc, Tứ quý, ngũ sắc, hoa cứt lợn, tứ thời, trâm hôi, trâm anh, mã anh đơn, nhá khí mu (Tày) Tên khoa học : Lantana camara L Họ: Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) Thông tin, mô tả cây bông ổi 1. Đặc điểm thực vật Cây bông ổi là một cây thuốc nam quý, dạng cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m hay hơn. Thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đề

Cà dại hoa trắng và 5 bài thuốc chữa ong đốt, sâu răng, khó tiểu, ho, đau bụng hiệu quả

Hình ảnh
Cà dại hoa trắng là loài thực vật mọc hoang nhiều ở nước ta. Thảo dược này có vị cay, tính mát, tác dụng chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho,… nên được sử dụng để chữa đau bụng, đau nhức xương khớp, đau răng và chứng khó tiểu tiện. Tuy nhiên dùng bài thuốc uống từ cà dại hoa trắng có thể gây tác hại cho người bị tăng nhãn áp. Thông tin, mô tả cây Cà dại hoa trắng Tên gọi khác: Còn gọi là cà pháo, trăng lao, Bạch gia, Gia viên, Pháo gia (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Ngọc bàn gia (Cương mục thập di), Cà dại, Cà hoa trắng, Cà hoang, Cà pháo, Cà trắng ( Việt Nam), Cà nước, câu la tử (Cây thuốc và vị thuốc Đông y – Hy lản Hoàng Văn Vinh) Tên khoa học: Solanum torvum Swartz. Họ: Solanaceae Thông tin, mô tả cây Cà dại hoa trắng 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỏ, cao 2-3m, thân ít gai, trên phủ nhiều lông hình sao, mang nhiều cành mềm, có lông. Lá mọc so le, hình trứng, không đều và lệch ở phía dưới, phiến lá dài 8-20cm, rộng 6-18cm, chia thùy nông, cuống lá dài 1.5-10cm. Hoa trắng, mặt n

Cây mỏ quạ và 15 bài thuốc chữa lao, bế kinh, sỏi, ho, ung thư… hiệu quả

Hình ảnh
Cây mỏ quạ (Xuyên phá thạch) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền. Dược liệu có vị đắng, tính mát, tác dụng phá ứ, khứ phong, giãn gân và làm mát phổi, được nhân dân dùng để chữa chứng bế kinh, đau nhức xương khớp, phế nhiệt, lao phổi,… Thông tin, mô tả cây mỏ quạ Tên gọi khác: Hoàng lồ, Móc câu, Xuyên phá thạch. Tên khoa học: Cudrania cochinchinensis Họ: Dâu tằm (Moraceae) Thông tin, mô tả cây mỏ quạ 1. Đặc điểm thực vật Mỏ quạ là cây thân nhỏ. Thân và cành mềm yếu nên loài thực vật này thường mọc tựa vào nhau tạo thành từng bụi lớn. Rễ cây có hình trụ, mọc ngang, phân nhiều nhánh và có thể xuyên qua đá. Thân có vỏ màu nâu, có nhiều gai nhọn cong xuống như mỏ quạ. Lá mọc cách, phiến hình trứng, mép lá nguyên, mặt nhẵn và có màu xanh lục, lá thường có vị tê cay khi nếm. Hoa mọc thành cụm ở kẽ lá, có màu vàng nhạt và thường mọc vào tháng 4 – 5 hằng năm. Quả mọc vào tháng 10 – 12, dạng kép, có màu vàng hoặc đỏ khi chín, bên trong chứa hạt nhỏ. Một số hình ảnh cây mỏ quạ

Cây bời lời nhớt và 6 bài thuốc chữa sưng vú, lỵ, bỏng, trướng bụng hiệu quả

Hình ảnh
Tên gọi khác: Mò nhớt, Sàn thụ, Sàn cảo thụ, Bời lời, Bời lời dầu, Nhớt mèo, Mò nhớt. Tên khoa học: Litsea glutinosa. Họ: Long não (Lauraceae) Thông tin, mô tả cây Bời lời nhớt Thông tin, mô tả cây Bời lời nhớt 1. Đặc điểm thực vật Cây có thể cao tới 10m, nhiều dạng, vỏ thân nâu không mùi, không vị, trong có nhiều nhớt, cành trưởng thành hình trụ, nhẵn, cành non có cạnh, nhiều lông. Lá mọc so le, thường mọc thành cụm ở đầu cành, hơi dai, màu xanh lục đậm, mặt trên bóng, mặt dưới có lông, kích thước hay thay đổi, hình bầu dục hay thon dài, phía đáy lá tròn hoặc nhọn, đầu nhọn hay tù, cuống lá có lông. Hoa tụ từng 3-6 thành tán nhỏ trên 1 cuống chung dài 2-3mm. Quả hình cầu to bằng hạt đậu, màu đen, đính trên cuống phình ra, mùa quả vào tháng 7-8. 2. Phân bố, bộ phận dùng Phân bố: Hiện nay cây này chưa được trồng nhiều chủ yếu mọc hoang. Bộ phận dùng: Người ta dùng gỗ cây này để lấy chất nhầy dùng trong kỹ nghệ làm giấy, làm hương nén, quả được thu hái vào tháng 7-8 để ép

Cây giổi và 2 bài thuốc chữa ho, táo bón hiệu quả

Hình ảnh
Tên thường gọi: Dổi, Vàng tâm Tên khoa học: Ford – Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv. Họ: Ngọc Lan (Magnoliaceae) Cây giổi Thông tin, mô tả cây Giổi 1. Đặc điểm thực vật Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12×4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn. Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây, vỏ rễ – Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae. Phân bố: Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng.  Thu hái: Vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt. Chế biến: Phơi khô để dùng dần. 3. Tính vị, quy kinh, bảo quản Tính vị: Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng. Quy kinh: Chưa có nghiên cứu Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát 4. Thành phần hóa học Các bài thu

Cây rung rúc và 10 bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm khí quản, trĩ, xương khớp… hiệu quả

Hình ảnh
Cây rung rúc mọc hoang khắp nơi, quả xanh vị hơi chát, quả chín mà tím đỏ vị ngọt. Cây có thể chữa mụn nhọt, viêm khí quản, trĩ, xương khớp rất hiệu quả. Thông tin, mô tả cây rung rúc Tên gọi khác: Rung rúc, Rút đế, Đồng bìa, Cứt chuột, Lão thử nhĩ, Cẩu cước thích, Đề vân thảo, Thiết bao kim, Ô long căn, Câu nhi trà. Tên khoa học: Berchemia lineata (L.) DC. Họ: Táo ta (Rhamnaceae) Thông tin, mô tả cây rung rúc 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỏ dạng bụi leo cao 1-4m, cành non mảnh có màu xanh nhạt, không lông. Lá mọc so le; phiến nhỏ, xoan, bầu dục, dài 1,5-2,5cm, rộng 0,7-1,2cm, tù hai đầu, gân phụ 5-6 cặp, nổi rõ, gần song song, cuống 5-7mm. Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở nách lá; hoa nhỏ, màu trắng, mẫu 5, cánh hoa dài hơn đài thuôn, có móng nhỏ ở phía dưới; đĩa mật dày, mép chia thuỳ, bầu ẩn trong đĩa mật, 2 ô. Quả hạch dài 5-6mm, hình trứng, màu đen; hạt 2. Hoa nở tháng 8-9; quả chín từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố

Cây chay và 8 bài thuốc chữa xương khớp, ung thư, dạ dày… hiệu quả

Hình ảnh
Cây chay một loài cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, cây chay gắn liền với quả cau, miếng trầu. Thân vỏ của cây chay được dùng để ăn trầu, giúp cho miếng trầu thêm mùi thơm và màu đỏ thắm. Nhưng ít ai biết loại cây này còn có những công dụng chữa bệnh hiệu quả. Cây chay Tên gọi khác: Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay bắc bộ Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chev Họ: Dâu tằm Thông tin, mô tả cây chay 1. Đặc điểm thực vật Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám. Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua. Hạt to, chứa nhiều nhựa dính. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Chay bắc bộ gần như là loài cây đặc hữu của Việt Nam, ít đ

Bướm bạc và 9 bài thuốc chữa say nắng, sổ mũi, ho, sốt, viêm amidan, xương khớp hiệu quả

Hình ảnh
Cây bướm bạc là vị thuốc nam có tính mát, vị ngọt tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, khai uất, lương huyết. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp chữa cảm nắng, say nắng. Cùng Metaherb tìm hiểu về công dụng của loại cây này qua bài viết dưới đây. Thông tin, mô tả cây bướm bạc Tên gọi khác: Bướm bạc, Bươm bướm, Bứa chùa Tên khoa học: Mussaenda pubescens Ait. f. Họ: Cà phê (Rubiaceae) Thông tin, mô tả cây bướm bạc 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỏ mọc trườn 1-2m. Cành non có lông mịn. Lá nguyên, mọc đối, màu xanh lục sẫm ở mặt trên, nhạt và đôi khi có lông ở mặt dưới. Lá kèm hình sợi. Cụm hoa xim ngù mọc ở đầu cành. Hoa màu vàng, có lá đài phát triển thành bản màu trắng. Quả hình cầu, rất nhiều hạt nhỏ màu đen, vò ra có chất dính. Ra hoa kết quả vào mùa hè. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Thân và rễ – Caulis et Radix Mussaendae Pubescentis. Phân bố: Loài của Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở nước ta, theo tài liệu của Viện Dược liệu, loài này có gặp ở các tỉnh

Cây vuốt hùm và công dụng chữa lỵ, tiểu ra máu, sâu răng… hiệu quả

Hình ảnh
Tên gọi khác: Vuốt hùm còn gọi là Móc diều, Móc mèo, Trần sa lực, Nam đà căn. Tên khoa học : Caesalpinia minax Hance Họ khoa học: thuộc họ Ðậu – Fabaceae. Cây vuốt hùm Thông tin, mô tả cây vuốt hùm Cây nhỡ mọc trường, có các nhánh rải rác nhiều gai hình nón. Lá to; cuống chung dài 30-40cm, có gai; cuống phụ 8 đôi, dài 8-12cm, cũng có gai; lá chét 6-12 cặp, xoan, nhọn và có mũi ở đầu, hơi có lông phún nhất là ở mặt dưới, dài 22-35mm, rộng 6-13mm, lá kèm 4, hình dải nhọn, dài 8mm. Cụm hoa chùy ở ngọn, dài đến 40cm, có lông và gai. Quả đậu dài 13cm, rộng 45mm, lồi, dày 2-3cm, phủ gai ngược, dài 12mm. Hạt 6-7 hình trụ màu đen lam. Hoa quả quanh năm. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Loài của Việt Nam, Lào, Thái Lan, Nam Trung Quốc. Ở nước ta, cây mọc ở Savan giả, bìa rừng vùng núi từ 300-1500m, từ Lạng Sơn tới Thừa Thiên – Huế. Cũng được trồng làm hàng rào. Bộ phận dùng: Toàn cây, hạt, lá – Herba Semen et Folium Caesalpinae. Thu hái: Quanh năm. Chế biến:

Cây mộc qua và 11 bài thuốc chữa trĩ, ho, xương khớp, thương hàn… hiệu quả

Hình ảnh
Dược liệu mộc qua là quả đã sấy hoặc phơi khô của loài thực vật cùng tên. Dược liệu này có vị chua, sáp, khí ôn, tính bình, tác dụng trấn thông, hóa thấp, khu phong cường tráng và kiện Vị nên thường được dùng trong bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, chấn thương và chứng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa. Thông tin, mô tả cây Mộc qua Tên gọi khác: Thu mộc qua (Trấn Nam Bản Thảo), Toan Mộc qua, Tra tử (Vân Nam Dược Dụng Thực Vật Danh Lục) Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria (Lois.) Koidz (Cydonia lagenaria Lois) Họ: Hoa Hồng (Rosaceae) Thông tin, mô tả cây Mộc qua 1. Đặc điểm thực vật Cây sống lâu năm, cao 5-10m. Cành non hơi có lông, lá đơn hình trứng dài 5- 8mm, rộng 3-5mm, màu xanh bóng, mép lá răng cưa nhỏ đều. Hoa đơn độc mọc ở đầu cành cùng lúc lá non mới trổ (vào khoảng tháng 4-5). Quả hình trứng dài 10-15cm, thịt xốp màu vàng nâu, có mùi thơm, nhân cứng rắn. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Mọc ở các tỉnh Hồ Bắc, Giang Tô, Giang Tây (Trung Quốc).

Cây mã tiền và 16 bài thuốc chữa xương khớp, suy nhược cơ thể, bại liệt, đau họng… hiệu quả

Hình ảnh
Mã tiền là vị thuốc quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe như chỉ thống, tiêu thũng, mạnh gân cốt, thông kinh lạc và mạnh tỳ vị. Tuy nhiên độc tính trong dược liệu có thể gây liệt hô hấp và tử vong, vì vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc này để chữa bệnh. Thông tin, mô tả cây Mã tiền Tên gọi khác: Củ chi, Phan mộc miết, Mắc sèn sứ. Tên khoa học: Strychnos pierriana/ Strychnos nux vomica Họ: Mã tiền (Loganiaceae) Thông tin, mô tả cây Mã tiền 1. Đặc điểm thực vật Cây mã tiền – Strychnos nux vomica: Là thực vật thân nhỏ, vỏ xám, mọc thẳng đứng, cây non thường có gai nhưng rụng đi khi phát triển. Lá hình bầu dục, hai đầu hơi nhọn, mọc đối xứng, gân lá hình lông chim. Hoa mọc thành xim, nhỏ, màu hồng/ vàng. Cây mã tiền cành vuông – Strychnos vanprukii Craib: Cây dây leo, dài từ 5 – 20m, thân gỗ và vỏ ngoài có màu nâu. Cành non thường có 4 cạnh, lá màu xanh, mặt bóng, phiến lá hình mác và mọc đối xứng. Hoa mọc ở kẽ lá, dạng cụm, màu vàng nhạt. Quả màu vàn

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Hình ảnh
Cây kim sương được sử dụng để điều trị vết thương, chữa tê thấp, teo cơ, kinh nguyệt không đều, sớt… Để hiểu rõ hơn các thông tin về loại thảo dược này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây. Thông tin, mô tả kim sương Tên gọi khác: Chùm hôi trắng, Cây da chuột, Lăng ớt, Ớt rừng Tên khoa học: Micromelum falcatum (Lour.) Tanaka. Họ: Cam (Rutaceae) Thông tin, mô tả kim sương 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ, Nhánh có lông len, rồi nhẵn. Lá màu lục vàng, kép lông chim lẻ, gồm 7-9 lá chét, hình ngọn giáo, không cân đối ở gốc, có mũi nhọn sắc kéo dài, khía tai bèo không rõ, nhẵn, trừ trên gân giữa ở mặt trên và các gân lớn ở mặt dưới. Hoa trắng, trăng trắng hay vàng, họp thành cụm hoa có lông mềm, ngắn hơn lá, cánh hoa có ít hoặc không có lông nhung. Quả màu vàng, màu cam hay đỏ, nhẵn, dạng bầu dục, nạc có nhiều tuyến, có 2-3 ô, mỗi ô chứa 1 hạt. Mùa hoa tháng 11-3, quả tháng 5-7. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây phân bố ở Đông dương,

Cây khoai tây và 6 bài thuốc chữa ung thư, kháng viêm, thiếu máu hiệu quả

Hình ảnh
Sở hữu nguồn vitamin và khoáng chất phong phú, khoai tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa… Ngoài ra, củ khoai tây còn có nhiều công dụng trong làm đẹp và trong đời sống hàng ngày. Thông tin, mô tả cây Khoai tây Tên thường gọi: Khoai tây Tên khoa học: Solanum tuberosum L. Họ: Cà (Solanaceae) Thông tin, mô tả cây Khoai tây 1. Đặc điểm thực vật Cây thân thảo mềm cao 45-50cm. Có hai loại cành, cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu, dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột, mà ta thường gọi là củ Khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-4 đôi lá chét không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc màu tím lam, hình phễu. Quả mọng hình cầu. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Khoai tây được trồng từ lâu đời ở Nam Mỹ. Được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ 16. Ở nước ta, người Pháp đem vào trồng vào cuối thế kỷ 19 và

Cây hồi và 5 bài thuốc chữa đau bụng, thổ tả, đau lưng,… hiệu quả

Hình ảnh
Cây hồi là dược phẩm quý hiếm ở Việt Nam, có thể được áp dụng chữa nhiều bệnh như: cảm lạnh, đau nhức, phòng ngừa các triệu chứng nhiễm trùng. Loại dược phẩm này được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và được đánh giá cao nhờ những công dụng đem lại. Thông tin, mô tả cây hoa hồi Tên gọi khác: Hồi, Đại hồi,  Đại hồi hương còn gọi là Bát giác hồi hương là quả chín phơi khô của cây Đại hồi, Tên khoa học : lllicium verum Hook. f et Thoms. Họ: Hồi (llliciaceae) Thông tin, mô tả cây hoa hồi 1. Đặc điểm thực vật Hoa hồi là một cây thuốc quý. Cây nhỡ, cao 6-10m. Thân thẳng to, cành thẳng nhẵn, lúc non màu lục nhạt sau chuyển sang màu nâu xám. Lá mọc so le, phiến lá nguyên, dày, cứng giòn, nhẵn bóng, dài 8-12cm, rộng 3-4cm, hình mác hoặc trứng thuôn, hơi nhọn dần, mặt trên xanh bóng hơn mặt dưới. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, có khi xếp 2-3 cái; cuống to và ngắn; 5 lá đài màu trắng có mép màu hồng; 5-6 cánh hoa đều nhau màu hồng thẫm. Quả kép gồm 6-8 đại (có khi hơn), xếp thành hìn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Hình ảnh
Cây hoàng nàn là dược liệu có vị đắng giúp giảm đau, sát trùng, trừ phong thấp. Dược liệu này có tính độc rất mạnh, cần bào chế và sử dụng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe. Thông tin, mô tả về cây hoàng nàn Tên gọi khác: Hoàng nàn còn có nhiều tên gọi khác là cây mã tiến quế, vỏ doãn hay cây vỏ dãn Tên khoa học : Strychnos wallichiana Họ: Mã tiền (Loganiaceae) Thông tin, mô tả về cây hoàng nàn 1.  Đặc điểm thực vật Thân cây: Cây hoàng nàn thuộc dạng thân gỗ nhỏ, mọc leo. Cây có thể mọc đơn độc hoặc phân cành mảnh. Bề mặt thân nhẵn. Trên các cành non thường phát triển tua cuốn cứng, mọc đối, phình to hơn ở đầu. Lá hoàng nàn: Cây có lá mọc đối, hình bầu dục, mép nhẵn, cuống lá ngắn. Giữa lá phình to, hai đầu nhọn. Bề mặt lá nhẵn, nổi rõ 3 gân ở mặt dưới. Chiều dài trung bình của lá khoảng 6 – 12cm. Chiều rộng cỡ 3 – 6cm. Hoa: cây hoàng nàn ra hoa từ tháng 6 – tháng 8 trong năm. Hoa mọc thành chùy, phát triển ngay đầu cành và không có cuống. Trên hoa có phủ lớp lông mà