Cây chay và 8 bài thuốc chữa xương khớp, ung thư, dạ dày… hiệu quả

Cây chay một loài cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta, cây chay gắn liền với quả cau, miếng trầu. Thân vỏ của cây chay được dùng để ăn trầu, giúp cho miếng trầu thêm mùi thơm và màu đỏ thắm. Nhưng ít ai biết loại cây này còn có những công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Cây chay
Cây chay

Tên gọi khác: Chay ăn trầu, Chay vỏ tía, Chay bắc bộ

Tên khoa học: Artocarpus tonkinensis A. Chev

Họ: Dâu tằm

Thông tin, mô tả cây chay

1. Đặc điểm thực vật

Cây gỗ to, cao đến 15m, thân nhẵn, mọc thẳng, phân cành nhiều. Cành lá non có lông hung, sau nhẵn, vỏ màu xám.

Lá mọc so le, xếp thành hai hàng, phiến có hình trái xoan hay bầu dục, dài 7-15cm, rộng 3-7cm, đầu nhọn, gốc tròn, gân nổi rõ, mặt dưới có lông ngắn màu hung.

Hoa mọc đơn độc ở nách lá.

Quả phức gần tròn, cuống ngắn màu vàng, thịt mềm màu hồng, vị chua.

Hạt to, chứa nhiều nhựa dính.

Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 7-9.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Chay bắc bộ gần như là loài cây đặc hữu của Việt Nam, ít được tìm thấy ở các quốc gia khác trên thế giới, cây phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Bắc Cạn…hiện được trồng ở nhiều tỉnh trung du và đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

Bộ phận dùng: Quả, rễ – Fructus et Radix Artocarpi Tonkinensis.

Thu hái: Quả thu hái mùa quả chín, rễ thu hái quanh năm

Chế biến: Phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thu liễm, cầm máu và thanh nhiệt, khai vị giúp tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Rễ chay có vị chát, cũng có tác dụng làm se.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện cây Chay có một hàm lượng lớn các flavonoid – một hoạt chất có hoạt tính sinh học mạnh.

Tác dụng dược lý của cây chay

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chiết tách và phân lập được 4 hoạt chất là: Maesopsin, Alphitonin, Kaempferol, Artonkin. Đây là bốn hoạt chất hiếm tìm thấy trong tự nhiên, được cho là thành phần chính có tác dụng ức chế miễn dịch.

Cây mọc hoang dại nhưng do tập tục ăn trầu bằng vỏ cây, vỏ rễ Chay nên nhân dân ta ở miền núi như Hà Bắc, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa…đã trồng cây Chay để lấy vỏ, lá và quả.

Quả Chay chín có thể dùng ăn sống, nấu canh chua, có thể phơi khô cất dành để nấu canh. Nhân dân dùng quả Chay để chữa phổi nóng, ho ra máu, thổ huyết, chảy máu mũi, đau họng, hoặc dạ dày thiếu toan, kém ăn, có thể dùng quả Chay ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước uống. Nếu không có quả Chay tươi thì dùng quả Chay khô hay rễ Chay sắc uống. Sở dĩ quả Chay chữa phổi nóng, ho ra máu, chảy máu cam hiệu quả là do quả này chứa rất nhiều Vitamin C thiên nhiên và các acid amin…

Vỏ rễ Chay có màu đỏ dùng để nhai với trầu không. Theo Đông y thì lá và rễ Chay dùng để sắc uống, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tê thấp và chữa rong kinh, bạch đới; còn dùng làm chắc chân răng. Liều dùng 20-40g dạng thuốc sắc và được nhân dân dùng phổ biến. Lá và rễ có thể thu hái quanh năm, chỉ cần phơi hay sấy khô mà không phải chế biến gì khác. Đặc biệt, dân gian còn lưu truyền bài thuốc sử dụng cây Chay có công dụng chữa tê thấp đau lưng, mỏi gối rất hiệu quả: lá và rễ Chay 20g, Thổ phục linh 15g, Thiên niên kiện 16g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Các tác dụng chữa bệnh từ cây chay

1. Điều trị bệnh nhược cơ

Bằng thử nghiệm tại bệnh viện quân y 103 năm 1980, Đại tá, GS.BS Phan Chúc Lâm đã khẳng định rằng dịch chiết nước từ lá Chay bắc bộ giúp làm giảm và hết các triệu chứng lâm sàng ở 90% bệnh nhân nhược cơ nặng trong tổng số 31 bệnh nhân thử nghiệm, đặc biệt thuốc làm giảm nhanh triệu chứng sụp mí mắt ở bệnh nhân, đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất ở bệnh nhân nhược cơ.

Trong khi đó, so sánh với nhóm bệnh nhân điều trị bằng thuốc tân dược như prednisolone, cyclophosphamide (các thuốc ức chế miễn dịch đang được dùng phổ biến hiện nay) thì chỉ làm thuyên giảm và hết các triệu chứng lâm sàng ở 88% số bệnh nhân thử nghiệm, còn nhóm cắt bỏ tuyến ức thì chỉ làm giảm triệu chứng lâm sàng ở 70 % số bệnh nhân điều trị.

Nghiên cứu này còn nhận thấy tỉ lệ tử vong do nhiễm khuẩn thứ phát ở nhóm nhược cơ nặng được điều trị với prednisolon tăng lên, đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng các thuốc tân dược ức chế miễn dịch, trong khi đó ở nhóm dùng chế phẩm từ lá Chay bắc bộ thì không có hiện tượng này.

Điều này chứng tỏ rằng dịch chiết lá Chay tác động trên hệ miễn dịch của cơ thể một cách đặc hiệu và chọn lọc, không gây ra các tác dụng không mong muốn như các thuốc tây y. Thuốc chỉ tác động đến các phản ứng miễn dịch sai lệch của cơ thể mà không làm ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Đây được coi là một ưu điểm rất lớn, giúp các bệnh nhân mắc bệnh nhược cơ cũng như các bệnh tự miễn khác có thể dùng thuốc điều trị lâu dài mà không lo ngại về các phản ứng phụ của thuốc. Nghiên cứu này đã được Bộ Quốc Phòng tặng bằng khen số 16 ngày 1/7/1981.

2. Chữa viêm khớp dạng thấp

Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trường đại học Y Hà Nội phối hợp với viện Karolinska – Thụy Điển cho thấy lá cây Chay bắc bộ có tác dụng làm giảm mức độ viêm của các khớp và giảm số khớp bị viêm trên mô hình chuột được gây viêm khớp dạng thấp bằng collagen.

Đồng thời còn nhận thấy dược liệu Chay bắc bộ còn có tác dụng ức chế sự gia tăng số lượng tế bào ở hạch bạch huyết và làm gia tăng số lượng tế bào tự hủy, giúp điều hòa miễn dịch một cách hiệu quả, do đó giúp giảm số lần xuất hiện những đợt cấp tiến triển của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Nghiên cứu của TS. Trịnh Thị Thủy (Viện Hóa học Việt Nam) và các cộng sự phối hợp với Trường đại học Perugia, Italia cũng cho thấy dịch chiết lá Chay có tác dụng ức chế sự sản xuất các cytokine, là một chất trung gian kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể, do đó ức chế quá trình hình thành các ổ viêm. Đây được cho là cơ chế chính tạo nên tác dụng chống viêm giảm đau của vị dược liệu này.

4. Giảm phản ứng thải ghép của cơ thể

Quá trình cấy ghép các cơ quan là quá trình đưa các yếu tố lạ từ bên ngoài vào cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ nhận diện cơ quan cấy ghép là yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và kích thích hệ miễn dịch sinh ra các kháng thể kháng lại yếu tố lạ và tiến hành quá trình thải loại các mảnh ghép này.

Do đó với những bệnh nhân cấy ghép cơ quan (như ghép da, ghép gan, thận…) cần phải sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch nhằm ức chế phản ứng thải ghép của cơ thể. Trong nghiên cứu của GS. Phan Chúc Lâm và cộng sự đã cho thấy dịch chiết lá Chay bắc bộ có tác dụng làm giảm quá trình thải ghép tương tự như Cyclosporin A.

5. Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư

Dịch chiết lá Chay bắc bộ có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư tủy xương cấp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng dịch chiết lá Chay có khả năng ức chế biểu hiện của một số gen liên quan đến quá trình ung thư tủy xương, dẫn đến việc ức chế sự tăng sinh của tế bào ung thư và kích thích tế bào chết theo chương trình nhưng hầu như không làm chết tế bào lành, đồng thời còn làm tăng tác dụng của những thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh ung thư này như aracytidine, doxorubicine.

Những gen mà vị dược liệu này tác động đến có thể là những gen quan trọng trong việc tìm kiếm các loại thuốc mới hoặc là các gen đánh dấu sinh học cho bệnh ung thư tủy xương cấp tính và có thể mở đường cho các phương pháp điều trị mới.

6. Điều trị tê thấp, đau xương khớp

Rễ chay (Hoặc thân cây chay); thiên niên kiện, thổ phục linh mỗi vị 15g đun với 1,5 lít nước. Đun cạn còn 700ml chia 3 lần uống trong ngày.

7. Điều trị khó tiêu, kém ăn, dạ dày thiếu toan

Quả chay khô 25g đun nước uống hàng ngày, uống sau bữa ăn 30 phút.

8. Điều trị bạch đới

Rễ thân cây chay 20g, rễ cỏ tranh 20g, mò hoa trắng 15g đun nước uống hàng ngày.

Lưu ý khi dùng cây chay chữa bệnh

Do cây chay là thảo dược tự nhiên, nên người bệnh cần kiên trì điều trị trong một thời gian dài mới thấy được kết quả. Đồng thời, không nên lạm dụng quá nhiều dược liệu này mà cần kết hợp với thuốc hoặc sản phẩm hỗ trợ khác. Trong việc điều trị tê thấp, đau nhức xương khớp, người bệnh nên sử dụng thêm viên uống Gout để hỗ trợ làm giảm nhanh các cơn đau do gút và làm tiêu các vết sưng viêm, tấy đỏ. Đây là sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thảo dược tự nhiên nên an toàn tuyệt đối với người bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ về công dụng của lá chay trong việc chữa bệnh. Hy vọng bạn đọc đã có những thông tin hữu ích. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết, các dược sĩ của sẽ phản hồi sớm nhất.

Xem thêm: Cây lấu (lấu đỏ) và 11 bài thuốc chữa tiêu chảy, mụn nhọt, bạch hầu, thương hàn, băng huyết… hiệu quả.



source https://thongtinthuoc.org/cay-chay.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt