Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2020

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Hình ảnh
Tên gọi khác: Trầu nước, Tam bạch thảo, Đường biên ngẫu Tên khoa học : Saururus chinensis (Lour.), Baill Họ: Lá giấp (Saururaceae) Thông tin, mô tả cây hàm ếch Thông tin, mô tả cây hàm ếch 1. Đặc điểm thực vật Cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30-80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, có 5 gân, tù gốc; cuống lá dài 3-6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3-6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1-3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều. Hoa tháng 4-8, quả tháng 8-9. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Saururi Chinensis, thường gọi là Tam bạch thảo Nơi sống: Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng. Thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Thu hái: Có thể thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa

Cốt toái bổ và 13 bài thuốc chữa đau răng, gãy xương, xương khớp… hiệu quả

Hình ảnh
Cốt toái bổ là vị thuốc làm mạnh gân xương, hoạt huyết, cầm máu, bổ thận và giảm đau. Dược liệu thường được dùng để chữa gãy xương lâu lành, người già bị suy nhược, thận hư yếu khiến chân răng chảy máu, miệng khát, đau lưng mỏi gối,… Thông tin, mô tả dược liệu Tên gọi khác: Tổ diều, Hầu khương, Tắc kè đá, Thân khương, Hồ tôn khương, cây Tổ phượng, Bổ cốt toái… Tên khoa học: Drynaria fortunei Họ: Dương xỉ (Polypodiaceae) Thông tin, mô tả dược liệu 1. Đặc điểm cây cốt toái bổ Cốt toái bổ là một dạng dương xỉ , sống phụ sinh trên những thân cây lớn (cây si, cây đa), mọc ở đám rêu ẩm ướt hoặc mọc ở hốc đá. Cây có thân rễ dày, bóng, được phủ lớp lông màu vàng óng. Lá cây có 2 dạng: Lá hứng mùn, mép lá có răng cưa chọn, phiến lá hình xoan, gốc hình trái tim, không cuống, dài 3 – 5cm và mọc nhiều phủ lấy thân rễ. Lá thường sinh sản xẻ thùy sâu hình lá kép lông chim, cuống khoảng 4 – 7cm, dài 10 – 30cm, mỗi lá có khoảng 7 – 12 cặp lá lông chim. Gân ở mặt dưới lá có các túi bào tử

Câu tích (lông culi) và 10 bài thuốc chữa xương khớp, thận hư… hiệu quả

Hình ảnh
Cẩu tích (lông culi)  là loại thảo dược quý nhưng không hiếm ở nước ta. Cây có tác dụng chữa nhiều bệnh lý xương khớp như: thoát vị đĩa đệm, tê thấp, phong hàn, viêm khớp… Vậy cây cẩu tích là gì? Phân loại, tác dụng và cách sử dụng như thế nào. Mời các bạn theo dõi bài viết. Thông tin, mô tả cẩu tích Tên gọi khác: Kim mao Cẩu tích, rễ lông Cu li là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Lông Cu li Tên khoa học: Cibotium barometz J. Sm. = Dicksonia barometz L.), Họ: Kim mao (Dicksoniaceae) Thông tin, mô tả cẩu tích 1. Đặc điểm thực vật Cây có thân thường yếu, nhưng cüng có thể cao 2,5-3m. Lá lớn có cuống dài 1-2m, màu nâu nâu, ở phía gốc có vẩy hình dải rất dài màu vàng và bóng phủ dày đặc. Phiến dài tới 3m, rộng 60-80cm. Các lá lông chim ở phía dưới hình trái xoanngọn giáo dài 30-60cm. Lá lông chim bậc hai hình dải – ngọn giáo, nhọn lại chia thành nhiều đoạn thuôn, hẹp; mặt trên lá màu lục sẫm, mặt dưới màu lục lơ; trục lá không lông; các gân của các lá chét bậc hai có lông len.

Cải bắp (bắp cải) và 4 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, ho, tiểu đường hiệu quả

Hình ảnh
Cải bắp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, kiểm soát cân nặng và tăng cường hoạt động tiêu hóa. Với nhiều lợi ích đối với sức khỏe, cải bắp không chỉ được sử dụng để chế biến món ăn và còn được tận dụng để chữa trị các bệnh lý thường gặp như đau xương khớp, ho, viêm họng,… Thông tin, mô tả cây cải bắp Tên gọi khác: Bắp cải, Bắp sú, Người Pháp gọi nó là Su (Chon) nên từ đó có những tên là Sú, hoặc các thứ gần gũi với Cải bắp như Su hào, Súp lơ, Su bisen. Tên khoa học: Brassica oleracea L. var. capitata L Họ: Cải (Brassicaceae) Thông tin, mô tả cây cải bắp 1. Đặc điểm thực vật Cải bắp là một loại rau ăn quen thuộc của người Việt Nam đồng thời cũng là một cây thuốc quý mà không phải ai cũng biết. Cây thảo có thân to và cứng, mang vết sẹo của những lá đã rụng. Lá xếp ốp vào nhau thành đầu, phiến lá màu lục nhạt hay mốc mốc và có một lớp sáp mỏng, có những lá rộng với một thuỳ ở ngọn lớn, lượn sóng. Vào năm thứ hai cây ra hoa. Chùm hoa ở ngọn mang hoa màu vàng c

Thạch quyết minh và 2 bài thuốc chữa quáng gà, đau mắt hiệu quả

Hình ảnh
Thạch quyết minh (concha Haliontidis) là vỏ phơi khô của nhiều loại bào ngư Haliotis dverdicolor Rêve (Cửu khổng bào), Haliotidis gigantea discus Rêve (Bàn đại não) và Haliotidos oviva Gmelin (Dương bào). Tên thạch quyết minh vì là một vị thuốc giống đá (thạch) lại có tính chất làm tan màng, sáng mắt. Thông tin, mô tả thạch quyết minh Tên gọi khác : Cửu khổng, Cửu khổng hoa, Ốc khổng, Bào ngư. Tên khoa học: Haliotis sp. Họ : Haliotidae, lớp túc phúc (Gastropoda) Thông tin, mô tả thạch quyết minh 1. Đặc điểm dược liệu Còn cửu khổng hay ốc khổng vì ở mép vỏ của bào ngư có một hàng lỗ nhỏ từ 7-13 lỗ (thường la 9 lỗ), tức là chỗ để không khí ra vào cho con bào ngư thở. Bào ngư là một loại ốc vỏ cứng như vỏ con sò, nhưng dẹt hơn, ở mép có 7-13 lỗ nhỏ để không khi ra vào. Khi vỏ bào ngư bị sinh vật khác bám kín trên hàng lỗ đó thì con vật có thể chết ngạt. Lớp vỏ ngoài nhám, cí màu nâu sẫm, mặt trong có lớp sà cừ lóng lánh. Chân bào ngư là một khối thịt dính kiền với thân, nằm xun

Mai mực (ô tặc cốt) và 11 bài thuốc chữa dạ dày, táo bón, thổ huyết, bạch đới… hiệu quả

Hình ảnh
Mai mực là vị thuốc lạ, có đặc tính dược lý đa dạng. Theo Đông Y, dược liệu này có vị mặn, tính ấm, tác dụng thu liễm, làm se, giảm chất chua, cầm máu và khử hàn thấp. Vì vậy mai mực thường được dân gian sử dụng để chữa đau dạ dày, đại tiện ra máu và thổ huyết. Thông tin, mô tả mai mực Tên gọi khác: Mai mực cá, Ô tặc cốt, Hải phiêu tiêu Tên khoa học: Sepia esculenta Hoyle/ Sepia andrean Steen-Strup Họ: Cá mực (Sepiidae) Thông tin, mô tả mai mực 1. Đặc điểm dược liệu Mực là động vật sống ở vùng nước có độ mặn cao.Loài động vật này sinh sống thành bầy và thường kiếm ăn ở tầng nước trên. Mực có phần thân và phần đầu rõ ràng. Phần thân có dạng ống dài và rỗng bên trong. Trong khi đó phần đầu nhỏ và có nhiều xúc tu. Mực thường có màu trắng, đốm tím nhưng khi còn sống màu da có thể thay đổi tùy theo màu nước để tránh các loài động vật khác. Khi bị tấn công, mực sẽ bơi giật lùi và phun mực đen ra nhằm lẩn trốn. Loài động vật này rất ưa sáng nên tập trung chủ yếu ở vùng biển có n

Mẫu lệ và 10 bài thuốc chữa khí hư, tiểu nhiều, khó tiểu, mộng tinh, di tinh, lao phổi hiệu quả

Hình ảnh
Mẫu lệ có tính hàn, vị mặn, sáp nên thường được dùng trong điều trị sốt rét nóng nhiều, hàn nóng lạnh. Ngoài ra dược liệu còn có tác dụng hóa đờm, thanh nhiệt, chỉ thống, trị kiết lỵ, băng huyết, ra khí hư… Thông tin, mô tả mẫu lệ Tên gọi khác: Mẫu cáp (theo Biệt Lục), Hải lệ tử sắc, Hải lệ tử bì (theo Sơn Đông Trung Dược Chí), Lệ cáp (theo Bản Kinh), Tả sác (theo Trung Dược Chí), Vỏ hà, Vỏ hàu (theo Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học: Ostrea sp Họ: Mẫu lệ Ostreidae). Thông tin, mô tả mẫu lệ 1. Đặc điểm sinh thái Mẫu lệ (vỏ hàu) 2 mảnh, dầy, chúng xuất hiện với hình trứng, hình tam giác hoặc hình tròn. Vỏ trái tương đối to và dày, úp vào vỏ phải. Phần vỏ ở trên (phải) hơi to và lệch hơn so với vỏ dưới (trái). Vị thuốc nhỏ, mặt ngoài của chúng là một tấm vẩy màu nâu vàng hoặc màu nâu tía, rất mỏng nhưng bằng phẳng, mọc khum. Đối với hàu có độ tuổi từ 1 – 2 năm, tấm vẩy mỏng xốp, bằng, đôi lúc có dạng long lanh. Đối với hàu có độ tuổi từ 2 năm trở lên, chúng có mảnh vẩy bằng

Cây thanh long và 2 bài thuốc chữa đinh nhọt, lao hạch, viêm phế quản hiệu quả

Hình ảnh
Cây thanh long thuộc họ xương rồng và có tên khoa học là Hylocereus undatus. Loài thực vật này thường được biết đến là loại cây ăn trái bổ dưỡng. Tuy nhiên, ít người biết rằng cây còn có thể dùng chữa đinh nhọt, viêm phế quản. Thông tin, mô tả cây thanh long Tên thường gọi: Thanh long Tên khoa học: Hylocereus undatus (Haw.) Britt. et Rose (Cereus undatus Haw) Họ: Xương rồng (Cactaceae) Thông tin, mô tả cây thanh long 1. Đặc điểm thực vật Thân leo trườn dài tới 10m, bám vào giá thể nhờ những rễ phụ. Thân màu lục, có 3 cạnh dẹp khía tai bèo, thường hoá sừng ở các mép, gai không nhiều lắm, rất ngắn. Hoa có đường kính tới 30cm, màu trắng hay vàng dợt. Lá đài và cánh hoa nhiều, dính nhau thành ống; nhị nhiều; bầu dưới. Quả màu đỏ đỏ, mọng nước, có phiến hoa còn lại, đường kính khoảng 12cm, có nạc trắng. Hạt nhiều, nhỏ, màu đen. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Hoa và thân – Flos et Caulis Hylocerei Undati. Phân bố: Gốc từ Mexico cho tới Colombia, th

Tục tùy tử và công dụng trị độc, lợi tiểu hiệu quả

Hình ảnh
Tên tiếng Việt: Tục tùy tử Tên khoa học: Euphorbia lathyris L Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu) Thông tin, mô tả cây tục tùy tử Thông tin, mô tả cây tục tùy tử 1. Đặc điểm thực vật Cỏ sống hai năm, cao 1m thân rỗng, lá ở thân không cuống, không có lá kèm, hình giáo nhọn, mọc đối chéo chữ thập, chi có gân giữa nổi lên rõ rệt thôi. Ở phần ngọn thân,lá ngắn hơn, gán hình tim. Ở kẽ lá có một tán chia thành 2-5 nhánh, mỗi nhánh kết thúc bởi một cụm hoa hình chén, nom giống một hoa đều lưỡng tính. Mỗi chén gồm có một tổng bao 5 lá bắc liền nhau gốc, rời và nhọn. Trong những chỗ lõm ngăn cách ngọn các lá bắc có 4 tuyến hình lưỡi liềm. Từ miệng chén mọc ra vô số hoa đực và mỗi hoa một hoa cái ở giữa, mang bởi một cuống dài, thoạt tiên đứng, về sau cong xuống đất. Mỗi hoa đực giảm chỉ còn mỗi một nhị, chỉ ngắn mang bao phấn 2 ô mở bởi kẽ nứt dọc hướng ngoài. Chỉ nhị đặt trên một cái chân hình trụ, giới hạn bởi một chỗ thắt vòng quanh gọi là khớp. Hoa cái trần, giảm thành một nhuỵ cấu tạo

Cây lạc (đậu phộng) và công dụng đối với bệnh tim mạch, huyết áp, sỏi mật… hiệu quả

Hình ảnh
Cây lạc cho loại hạt là thực phẩm ngon bổ, quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ thế đậu phộng còn là một thực phẩm thuốc rất có lợi cho sức khỏe, nhất là hệ tim mạch. Thông tin, mô tả cây lạc Tên gọi khác: Đậu phộng, đậu phụng, lạc hoa sinh Tên khoa học: Arachis Hypogaea Họ: Đậu (Fabacaea) Thông tin, mô tả cây lạc 1. Đặc điểm thực vật Đậu phộng (cây lạc) là cây thân thảo đứng, sống hằng niên. – Thân cây lạc: Thân phân nhánh từ gốc, có các cành toả ra, cao 30-100 cm tùy theo giống và điều kiện trồng trọt. – Rễ cây lạc: Rễ cọc, có nhiều rể phụ, rể cộng sinh với vi khuẩn tạo thành nốt sần. – Lá cây lạc: Lá kép mọc đối, kép hình lông chim với bốn lá chét, kích thước lá chét dài 4-7 cm và rộng 1-3 cm. Lá kèm 2, làm thành bẹ bao quanh thân, hình dải nhọn. – Hoa cây lạc: Cụm hoa chùm ở nách, gồm 2-4 hoa nhỏ, màu vàng. Dạng hoa đậu điển hình màu vàng có điểm gân đỏ, cuống hoa dài 2-4 cm. – Quả (củ) lạc: Sau khi thụ phấn, cuống hoa dài ra, làm cho nó uốn cong cho đến kh

Cây me và 7 bài thuốc chữa táo bón, tẩy giun, ho, chảy máu chân răng, sốt… hiệu quả

Hình ảnh
Cây me là một trong những gia vị phổ biến trên toàn thế giới. Mặc dù cùng vị chua nhưng trong nhiều món ăn, chanh không thể thay thế me bởi hương vị đặc biệt của nó. Và không chỉ làm thức ăn, nước uống, trái me nói riêng và cây me nói chung còn được dùng trong điều trị bệnh, mời các bạn tham khảo công dụng của quả me và thân lá me. Thông tin, mô tả cây me Tên gọi khác: Me Thái Tên khoa học: Tamarindus indica L Họ: Ðậu (Fabaceae) Thông tin, mô tả cây me 1. Đặc điểm thực vật Cây gỗ to, cao đến 20m, lá kép lông chim chẵn, gồm 10-12 cặp lá chét có gốc không cân xứng, chóp lõm. Chùm hoa ở ngọn các nhánh nhỏ, có 8-12 hoa. Hoa có 2 lá bắc vàng, dính nhau thành chóp và rụng sớm; 4 lá đài trắng; 3 cánh hoa vàng có gân đỏ. Quả dài, mọc thõng xuống, hơi dẹt, thẳng, thường chứa 3-5 hạt màu nâu sẫm, trơn. Nạc hay thịt của quả (cơm quả) chua. Mùa quả tháng 10-11. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Bộ phận dùng: Quả, lá, vỏ cây – Fructus, Folium et Cortex Tamarindi Indicae. Ph

Cây lộc mại và 2 bài thuốc chữa thông mật, quai bị, thấp khớp hiệu quả

Hình ảnh
Cây mọc hoang ở nhiều nơi số lượng mọc ít, tìm kiếm cây khó khăn. Cây được trồng lấy lá chữa thông mật, quai bị, thấp khớp. Thông tin, mô tả cây lộc mại Tên gọi khác: Rau mọi, lục mại. Tên khoa học: Mercurialis indica Lour. Họ : Thầu dầu (Euphorbiaceae) Thông tin, mô tả cây lộc mại 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỏ, cao 2-3m, có nhiều cành nhỏ, giòn. Đặc biệt trên mặt thân và cành có những bì khổng hình châm trảng lấm tấm. Lá đơn, có cuống, có lá kèm, mép có răng cưa đều,dài 10-20cm, rộng 5-10cm. Hoa đực có cuống, mọc thành bông dài 10-20cm, thõng xuống. Hoa cái nhỏ li ti mọc đơn độc hay thành từng đôi, hầu như không cuống. Quả ba mảnh vỏ, trên mặt có những gai nhỏ, ngấn lì. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá,Hà Giang, Hà Tây, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình. Bộ phận dùng: Người ta hái lá về làm thuốc. Thu hái: Mùa hái hầu như quanh năm. Chế biến: Dùng tươi

Cây lai và các bài thuốc chữa bệnh lỵ, ỉa chảy, bệnh spru, bệnh về tóc các tuyến

Hình ảnh
Thạch lật (Trung Quốc), ly (Thái) sekiritsu (Nhật), bancoulier à trois. Cây được trồng lấy dầu và hạt chữa dầu được dùng chữa bệnh lỵ, ỉa chảy, bệnh spru, bệnh về tóc các tuyến Thông tin, mô tả cây lai Tên thường gọi: Lai. Tên khoa học: Aleurites moluccana (L) Willd Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae) Thông tin, mô tả cây lai 1. Đặc điểm thực vật Cây to cao tới 15m, các cành con có góc, có lông hình sao ngắn. Lá nhóm họp ở đỉnh cành, hình bầu dục, nguyên hay chia làm 3-5 thuỳ, đầu lá nhọn, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới trăng trắng; ở gốc lá có hai tuyến. Hoa đực và hoa cái cùng gốc, mọc thành chùm màu trắng. Quả hạch, hình bầu dục ngang có 1-2 hạt hình trứng nhăn nheo, vỏ hạt màu đen. Ra hoa tháng 4-7, quả tháng 9-11. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Nam Trung Quốc, Thái Lan, các nước Ðông Dương, Malaixia, Philippin, Ôxtrâylia. Ở nước ta, cây mọc hoang và cũng được trồng ở các tỉnh miền núi và trung du từ Lào Cai, Hà Giang, Bắc Thái

Đậu cọc rào và 2 bài thuốc chữa bệnh ngoài da (lở loét, mẩn ngứa) hiệu quả

Hình ảnh
Đầu cọc rào có nguồn gốc từ châu Mỹ, thường được trồng để làm hàng rào. Bên cạnh đó đậu cọc rào còn được xem như một vị thuốc quý với nhiều công dụng có ích cho sức khỏe của con người. Thông tin, mô tả cây đậu cọc rào Tên gọi khác: Ba đậu mè, dầu lai, ba đậu nam, dầu mè, cốc dầu, vong đâu ngô, đồng thụ lohong, kuang, vao (Campuchia), nhao (Viên tian), grand pignon d’Inde, fève d’efer. Tên khoa học: Jatropha curcas L. (Curcas purgans Medik) Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae) Thông tin, mô tả cây đậu cọc rào 1. Đặc điểm thực vật Cây đậu cọc rào là một cây thuốc quý. Đậu cọc rào là một cây nhỏ cao 1-5m, cành to mẫm, nhẵn, trên có những vầu nổi lên do sẹo của lá, khi bị chặt sẽ chảy ra một thứ nhựa mủ trắng. Lá đơn, xẻ chân vịt, chia làm 3-5 thuỳ nông, dài 10-13cm, rộng 8-11cm. Hoa màu vàng, nhỏ, cùng gốc, mọc thành chuỳ tận cùng hay ở nách lá, hoa đực mọc ở đầu lá các nhánh với cuống ngắn có khuỷu. Quả nang hình trứng, đ hạt hày đổ nhạ lúc đầu mẫm sau thành khô, dai nhẵn, mở theo ba

Đằng hoàng và 7 bài thuốc chữa các loại đinh nhọt hiệu quả

Hình ảnh
Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da… Thông tin, mô tả cây Đằng hoàng Tên gọi khác: Vàng nhựa, Vàng nghệ, Đom rông, Hải đằng (Quách Nghĩa Cung Quảng Chí),Đắng hoàng Gomme-gutte, Vàng nhựa (Việt Nam). Tên khoa học: Garcinia hanburyi Hook.f Họ: Măng cụt (Clusiaceae) Thông tin, mô tả cây Đằng hoàng 1. Đặc điểm thực vật Cây to cao 10-20cm, thân nhẵn, thẳng đứng, cành ngả xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn dài 10-20cm, rộng 3-10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 3-6, có cuống có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2-5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hat hơi cong hình cung. Mùa hoa tháng 12-1, mùa quả tháng 2