Đằng hoàng và 7 bài thuốc chữa các loại đinh nhọt hiệu quả

Hoàng đằng là vị thuốc quý có vị đắng, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Từ lâu, loại dược liệu này đã được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, viêm ruột và một số tình trạng viêm nhiễm ngoài da…

Thông tin, mô tả cây Đằng hoàng
Thông tin, mô tả cây Đằng hoàng

Tên gọi khác: Vàng nhựa, Vàng nghệ, Đom rông, Hải đằng (Quách Nghĩa Cung Quảng Chí),Đắng hoàng Gomme-gutte, Vàng nhựa (Việt Nam).

Tên khoa học: Garcinia hanburyi Hook.f

Họ: Măng cụt (Clusiaceae)

Thông tin, mô tả cây Đằng hoàng

1. Đặc điểm thực vật

Cây to cao 10-20cm, thân nhẵn, thẳng đứng, cành ngả xuống đất. Lá mọc đối, cuống ngắn hình bầu dục hay hình mác, hai đầu hơi tù, phiến lá dai, nguyên nhẵn dài 10-20cm, rộng 3-10cm. Hoa khác gốc, hoa đực mọc ở nách lá, đơn độc hay tụ thành 3-6, có cuống có lá kèm nhỏ, hoa cái mọc ở nách lá, đơn độc to hơn hoa đực. Quả mọng hơi hình cầu, đường kính 2-5cm, phía cuống có đài tồn tại, 4 ngăn, mỗi ngăn có một hat hơi cong hình cung. Mùa hoa tháng 12-1, mùa quả tháng 2-3.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Theo những tài liệu cũ thì cây chỉ mới thấy mọc ở miền Nam nước ta, Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta cây có nhiều ở Phú Quốc, Trảng Bom, miền nam Việt Nam. Đằng hoàng ở Việt Nam được coi là một trong những loại tốt nhất trên thế giới.

Thu hái và sơ chế: Tất cả các bộ phận của cây đều có những ống bài tiết nằm trong mô vỏ, trong libe, tủy và cả trong mô gỗ. Thường sau mùa mưa, người ta dùng rùi khía thành vòng xoắn ốc trên thân những khía sâu vài milimet từ dưới đất đến cành thứ nhất. Một chất dịch mủ màu vàng chảy ra được hứng vào các ống tre, sau một thời gian nhựa mủ đặc lại, hơ nóng đều ống tre cho nước bốc hơi hết đi, chẻ lấy vị đằng hoàng, mỗi cây 1 năm có thể cho 3 thỏi đằng hoàng dài 0.5cm, đường kính 4cm. Loại đằng hoàng này được chuộng nhất trên thị trường, nhưng có khi vị đằng hoàng còn hơi mềm, người ta nặn thành bánh hay thành miếng to nhỏ không đều.

Mô tả dược liệu:

Dạng thỏi: Biểu hiện thỏi dài 15-20cm, đường kính 3-6cm, trên mặt thường có những khía dọc dấu vết của ống tre, trên mặt có bụi màu vàng nhạt. Dễ vỡ, vết vỡ bóng hay mờ màu vàng sẫm. Chà tay ướt lên sẽ có dấu vàng tươi trên ngón tay. Tan trong cồn tro màu đỏ, trong ê te cho màu vàng, đun nóng thì mềm nhưng không chảy lỏng. Cháy không mùi, vị hắc.

Dạng cục: Thường không tinh khiết bằng dạng thỏi, thường hay bị pha trộn. Có cùng tính chất như dạng thỏi. Một cục tường nặng 1kg-1kg5.

 

Bào chế: Lấy nước trong chưng qua rồi bỏ cặn đi, đựng trong cóng sành chưng cách thủy, nấu hết nước lại đổ tiếp cho nước thêm vào, nấu cho cạn lâu một tiếng đồng hồ. lấy vải bưng kín miệng cóng chôn dưới đất 7 ngày, làm như vậy cho được 7 lần, lấy ra phơi khô để dùng.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị chua, có độc

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong đằng hoàng có 70-80% chất nhựa 18-24% chất gôm, ngoài ra còn có tinh dầu, một ete phenolic.

Chất nhựa dưới dạng bột màu vàng, khi thêm kiềm ngả màu đỏ, không tan trong nước, tan trong cồn, ete, dung dịch kiềm nhẹ.

Tác dụng dược lý của đằng hoàng

Với liều cao, gôm nhựa là một chất độc mạnh; 4g đủ để gây suy sụp dạ dày ruột. Với liều 10-15centigam, có tác dụng như nhuận tràng, với liều 30-50centigam, sẽ làm bài tiết phân nhiều kèm theo đau bụng. Nhưng nếu ngâm vào giấm thì các tính chất này bị mất đi.

Các bài thuốc chữa bệnh từ đằng hoàng

1. Đằng hoàng trị tất cả các loại đinh nhọt sưng đau

Dùng Hoằng đằng 120g, Bạch lạp 240g, Dầu mè 160g. Đem dầu mè nấu Đằng hoàng cho chín thành châu, khi giọt trong nước mà không tan, lúc đó thêm Hoàng Bạch khuấy đều, bỏ vào bình sứ cất dùng, trên mặt để một lớp dầu mè để giữ thuốc khi cần, phết dán vào (Phong Khí Cao Bất Dược Lương Phương).

2. Trị đinh nhọt độc chưa có đầu

Đại hoàng 60g, Đằng hoàng 30g, Minh phàn, Thiềm tô, mỗi thứ 15g, Xạ hương, Nhũ hương, Một dược mỗi thứ 6g. Tán bột. Dùng ốc sên (Oa ngưu) giã nát, trộn với thuốc bột và dấm, lấy bút phết chung quanh nhọt cho tới khi nhọt nhỏ dần, khi nào hết mới thôi (Chúc Thị Nhất Bút Tiêu Phương).

3. Trị các loại độc từ đằng hoàng

Hùng hoàng, Đởm phàn, Bằng sa, Đằng hoàng, Đồng lục, Bì tiêu, Thảo ô, mỗi thứ 30g, Xạ hương 6g, tán bột trộn thiềm tô làm thành điếu như ống viết, lấy Kim bạc làm áo, khi dùng lấy giấm mài lấy viết phết chung quanh nhọt độc, nhiều lần là bớt (Chúc Thị Nhất Bút Tiêu Phương).

4. Trị các loại ung nhọt, đinh độc, các loại cốt thư mới phát

Đại hoàng 30g Phù dung diệp phơi khô tán bột.Ngũ vị tử mỗi thứ 30g, Xạ hương, Băng phiến mỗi thứ 3 phân, Đằng hoàng 9g. Tất cả tán bột trộn dấm nhồi thành hồ dày đắp quanh chỗ phụ cốt thư (Tiêu Dộc Tán – Lương Phương Vậng Tuyển Phương).

5. Đằng hoàng trị các loại ung nhọt, đinh độc, các loại cốt thư mới xuất

Hùng hoàng 60g, Xạ hương 9g, Đằng hoàng 30g, Nhân trung bạch 15g, Chu sa, Bạch cập, Bạch liễm (sống) mỗi thứ 6g, Thiểm tô 30g, dùng Quảng giao 9g, trộn bột thuốc làm đính, khi gặp bệnh mài với giấm phết lên nơi đó (Lương Phương Vậng Tuyển Phương).

6. Trị tất cả các loại nhọt độc và phát bối từ đằng hoàng

Hoàng đằng mài, bôi vào (Cửu Sinh Khổ Hải Phương).

7. Trị tất cả các loại đinh nhọt độc

Kiềm, Đằng hoàng, Hùng hoàng, Đại hoàng mỗi thứ 30g, Thiềm tô, Xạ hương mỗi thứ 6g, Huyết kiệt, Giáp phiến (sao) mỗi thứ 15g, mài dấm xức (Vô Hồi Dơn – Nhiếp Sinh Chúng Diệu Phương).

Lưu ý khi dùng đằng hoàng chữa bệnh

Hoàng đằng mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng nếu sử dụng không đúng trường hợp sẽ rất dễ phát sinh rủi ro. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho những người mắc các bệnh do hàn hay có huyết hàn.

Cần cẩn trọng khi dùng dược liệu chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc. Bởi thực hiện bài thuốc này ở nhà sẽ không đảm bảo vô khuẩn và rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

Mặc dù Hoàng đằng có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả nhưng khi sử dụng không đúng trường hợp sẽ rất dễ phát sinh rủi ro. Người bệnh cần chú ý đến các vấn đề sau:

 

Tuyệt đối không dùng dược liệu này cho những người mắc các bệnh có tính hàn (tay chân lạnh, rét, lạnh run, gặp lạnh đau tăng…).

Cẩn trọng khi dùng dược liệu chế thành thuốc nhỏ mắt điều trị viêm kết mạc. Thực hiện bài thuốc này ở nhà sẽ không đảm bảo vô khuẩn và rất dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.

Phụ nữ mang thai và cho con bú.

Dị ứng với các thành phần của vị thuốc.

Hoàng đằng là một vị thuốc cổ truyền được sử dụng từ rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có thể phát huy hết công dụng của vị thuốc đối với sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia Metaherb để kiểm soát rủi ro và những tác dụng không mong muốn.

Xem thêm: Hoàng đằng loong trơn và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, tiêu chảy, đau mắt hiệu quả



source https://thongtinthuoc.org/dang-hoang.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt