Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

Dương xuân sa và 4 bài thuốc chữa đầy bụng, nấc nôn, an thai, tả lỵ, viêm đại tràng hiệu quả

Hình ảnh
Dương xuân sa là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa, nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân. Cây có vị cay tính ôn, có mùi thơm đi vào kinh  Tỳ và kinh Vị. Từ lâu, sa nhân đã được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, nấc nôn, an thai, tả lỵ, viêm đại tràng. Thông tin, mô tả cây dương xuân sa Tên gọi khác: Xuân sa, Sa nhân, Mé tré bà Tên khoa học: Amomum villosum Lour Họ: Gừng (Zingiberaceae) Thông tin, mô tả cây dương xuân sa 1. Đặc điểm thực vật Dương xuân sa là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân rễ phình to và mọc ngang. Lá hình mác rộng, đầu nhọn, phía gốc tròn, gần như không cuống, hai mặt nhẵn. Cụm hoa nhiều, nhưng mọc thưa từ thân gốc lên, cán mang hoa gầy, lúc đầu nằm ngang, sau mọc thẳng đứng, có những bẹ mọc như lợp ngói. Hoa màu trắng nhạt, tràng hình ống, thùy hình trứng. Quả hình trứng trên có những gai nhỏ. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố : Cây mọc phổ biến ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung, thường được khai thá

Bạch đậu khấu và 13 bài thuốc chữa nôn mửa, giải độc rượu, tức ngực, hậu sản.. hiệu quả

Hình ảnh
Bạch đậu khấu là cây thân thảo cao khoảng 2 – 3m. Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, cây có vị cay, the, mùi thơm, tính nóng đi vào kinh Tỳ, Vị. Từ lâu, cây được sử dụng là nguyên liệu trong các bài thuốc chữa nôn mửa, giải độc rượu, tức ngực… Thông tin, mô tả bạch đậu khấu Tên gọi khác: Bà khấu, Bạch khấu nhân, Bạch khấu xác, Đa khấu, Đới xác khấu (TQDHĐT.Điển), Đậu khấu, Đông ba khấu, Khấu nhân, Tử đậu khấu (Đông dược học thiết yếu), Xác khấu (Bản thảo cương mục). Tên khoa học: Amomum Repens Sonner Họ: Zingiberaceae. Thông tin, mô tả bạch đậu khấu 1. Đặc điểm thực vật Cây thảo cao khoảng 2-3m. Thân rễ nằm ngang to bằng ngón tay, lá hình dải, mũi mác, nhọn 2 đầu, dài tới 55cm, rộng 6cm mặt trên nhẵn, dưới có vài lông rải rác bẹ lá nhẵn, có khía, lưỡi bẹ rất ngắn. Cụm hoa mọc ở gốc của thân mang lá, mọc bò, dài khoảng 40cm, mảnh, nhẵn, bao bởi nhiều vảy chuyển dần thành lá bắc ở phía trên, lá bắc mau rụng. Cuống chung của cụm hoa ngắn, mang 3-5 hoa, ở nách những lá bắc n

Rau đay và 12 bài thuốc chữa phù thũng, cảm nắng, hen suyễn, táo bón, lỵ,… hiệu quả

Hình ảnh
Cây rau đay là thực phẩm chứa nhiều sắt, canxi, và chất nhờn mang đến nhiều công dụng chữa bệnh tốt. Từ lâu, rau đay đã được dùng chữa phù thũng, cảm nắng, hen suyễn, táo bón, lỵ. Thông tin, mô tả cây rau đay Tên gọi khác: Cây bố, cây đai, đay dại, đay quả tròn. Tên khoa học: Corchorus capsularis L. Tên tiếng Anh: Jute, White Jute, Bangla White Jute. Họ: Cẩm quỳ (Malvaceae) Thông tin, mô tả cây rau đay 1. Đặc điểm thực vật Cây rau đay tên khoa học là Corchorus olitorius L, được xếp vào họ Đay (Tiliaceae). Đây là loại rau ăn lá được sử dụng quanh năm, nhiều nhất là vào mùa hè. Loại cây này sống lâu năm, có chiều cao dao động từ 1 – 2 mét. Thân cây nhỏ, nhẵn, màu xanh hoặc màu đỏ nâu, có phân nhánh nhưng ít. Lá rau đay hình trứng, nhọn ở đầu. Gốc lá hình tròn, có cuống ngắn, 2 bên mép có nhiều răng cưa nhỏ, mặt dưới lá chứa 3 – 5 gân. Đây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trên cây rau đay, chủ yếu được dùng làm thực phẩm. Hoa rau đay mọc ở kẽ lá, kích thước nhỏ, màu vàng

Cây đùm tũm (mâm xôi) và 5 bài thuốc chữa tiểu đường, sỏi thận, sưng gan, viêm tuyến vú hiệu quả

Hình ảnh
Cây đùm tũm (cây mâm xôi) là dược liệu quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Toàn bộ các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc. Hãy theo dõi bài viết để biết chi tiết cách dùng quả, thân lá của cây thuốc điều trị đa dạng các bệnh lý khác nhau. Thông tin, mô tả cây đùm tũm Tên gọi khác: Cây mâm xôi, cây ngấy, ngấy chĩa lá, ngũ gia bì, đũm hương, cây tu hú. Tên khoa học: Rubus cochinchinenis Tratt Họ: Hoa hồng (Rosaceae) Thông tin, mô tả cây đùm tũm 1. Đặc điểm thực vật Cây nhỡ, rất nhiều cành, cành nhiều khi vươn dài tới vài mét. Cành có lông, trên có gai nhỏ, cong về phía gốc, phía dưới gai phình ra, lá kép có đến 3-5 lá chét giữa lơn hơn cả, mép có răng cưa, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông, cuống chung dài 3-6cm, có gai, hoa mọc thành chuỳ nhỏ ở đầu cành hay kẽ lá. Quả kép hình cầu, bọc trong lá đài, gồm nhiều quả hạch nhỏ. Khi chín có màu đỏ hay đen nhạt, ăn được. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Phân bố: Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta,

Cây bạch truật và 21 bài thuốc chữa dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đau răng, khí hư, nám, tàn nhang, bệnh về gan, an thai… hiệu quả

Hình ảnh
Cây bạch truật được biết đến là dược liệu có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ lâu, cây đã được dùng chữa dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đau răng, khí hư, nám, tàn nhang, bệnh về gan, an thai. Thông tin, mô tả cây bạch truật Tên gọi khác: Truật, Truật Sơn Khê, Sơn Giới, Sơn Khương, Ư Tiền Truật, Triết Truật, Ngật Lực Già, Thiên Đao, Dã Ư Truật, Mã Kề, Dương Phu, Sơn Liên, Sinh Bạch Truật, Sao Bạch Truật… Tên khoa học: Atractylodes macrocephala koidz Họ: Cúc (Leguminnosae) Thông tin, mô tả cây bạch truật 1. Đặc điểm thực vật Cây sống lâu năm, mọc dưới đất, thân rễ to và phát triển. Thân thẳng, đơn độc hoặc chia nhánh ở phần trên, phần dưới thân hóa gỗ, chiều cao trung bình khoảng 30-80cm. Lá mọc cách, dai, gốc lá rộng, cuống lá phần dưới của thân dài, phần trên cuống ngắn, gốc của lá rộng. Phiến lá thường xẻ sâu ra 3 thùy, thùy giữa lớn, hình trứng tròn, hai thùy bên nhỏ hơn, có hình trứng mũi mác, méo có răng cưa. Hoa có màu đỏ tím, loại thảo dược này mọc rất nh

Bạch biển đậu và 39 bài thuốc chữa thổ tả, lỵ, đau nhức, trúng độc, tê nhức chân tay… hiệu quả

Hình ảnh
Bạch biển đậu (đậu ván) được xếp vào nhóm thuốc bổ khí cùng với bạch truật, hoài sơn, đường quy, đảng sâm, nhân sâm và hoàng kỳ. Vì vậy đậu ván không chỉ được dùng để chế biến món ăn thanh nhiệt, giải độc mà còn được sử dụng trong bài thuốc trị chứng suy nhược cơ thể, ăn uống kém, cảm nắng, sốt cao,… Thông tin, mô tả dược liệu bạch biển đậu Tên gọi khác: Đậu ván trắng, Đậu ván, Trà đậu, Sao biển đậu, Bạch mai đậu. Tên khoa học: Dolichos Lablab Lin Tên dược : Semen Lablab Họ: Đậu (Fabaceae) Thông tin, mô tả dược liệu bạch biển đậu 1. Đặc điểm cây đậu ván Đậu ván là loài thực vật dây leo, có thể sống từ 1 – 3 năm, chiều dài khoảng 4 – 5m. Thân cây hơi có lông, hình trụ, bề mặt hơi có rãnh, màu xanh và đường kính nhỏ. Lá kép, mỗi lá gồm có khoảng 3 lá chét, phiến lá chét hình xoan, lá thường mọc so le. Mặt trên lá thường không có lông, mặt dưới có lông phủ ngắn. Hoa mọc thành chùm, thường mọc ở đầu cành hoặc ở kẽ lá, hoa thơm và có màu trắng hoặc tím. Cây đậu ván có hoa màu

Cây xương bồ (thạch xương bồ) và 31 bài thuốc chữa lỵ, đau nhức xương khớp, sốt, ho, ù tai, cảm lạnh, liệt mặt, mụn nhọt… hiệu quả

Hình ảnh
Cây xương bồ là thân rễ phơi/ sấy khô của cây Thạch xương bồ hoặc cây Thủy xương bồ. Vị thuốc này có tác dụng hòa vị, ninh thần, hóa thấp, khai khiếu, trục đờm và tuyên khí. Hiện tại, dược liệu xương bồ không chỉ được dùng trong bài thuốc dân gian mà còn được sử dụng để sản xuất viên uống hỗ trợ điều trị các bệnh lý thường gặp. Thông tin, mô tả cây xương bồ Tên gọi khác: Cửu tiết xương bồ, Thủy xương bồ, Thạch xương bồ. Tên khoa học: Acorus gramineus/ Acorus calamus Họ: Ráy (Araceae) Thông tin, mô tả cây xương bồ 1. Đặc điểm thực vật Thạch xương bồ là cây thân cỏ, sống dai, thân rễ mọc bò ngang, nhiều đốt và phân nhánh. Lá mọc ốp vào nhau, có bẹ, phiến lá có hình dải hẹp. Hoa mọc thành cụm, quả mọng, có màu đỏ nhạt khi chín. Lá và thân rễ có mùi thơm đặc biệt. Thủy xương bồ (bồ bồ) cũng là cây thân cỏ nhưng cao hơn, chiều cao từ 40 – 60cm. Thân rễ phân nhánh nhiều, có nhiều rễ con và được phân nhiều đốt. Lá hình dải hẹp giống thạch xương bồ, rộng từ 1 – 3cm, dài 50 – 150cm

Cây ớt và 17 bài thuốc chữa xương khớp, sốt rét, tiêu chảy, rụng tóc, mụn nhọt, rắn rết cắn… hiệu quả

Hình ảnh
Ớt được biết như một loại rau quả hay gia vị thường góp mặt trong các bữa ăn của mỗi nhà. Mặc dù ớt có vị rất hăng và cay nhưng nó lại rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngoài việc tạo hấp dẫn cho món ăn, ớt còn mang nhiều công dụng tuyệt vời khác. Thông tin, mô tả cây ớt Tên thường gọi: Ớt. Tên khoa học : Capsicum frutescens L. (C. annum L.) Họ: Cà (Solanaceae) Thông tin, mô tả cây ớt 1. Đặc điểm thực vật Cây bụi nhỏ cao 0,5-1m, phân cành nhiều. Lá nguyên, mọc đối, hình trái xoan nhọn. Hoa mọc ở nách lá, thường đơn độc, ít khi thành đôi. Ðài hợp hình cái chuông. Tràng hình bánh xe hay hình chuông, chia 5 thuỳ, màu trắng hay vàng nhạt. Nhị 5, bầu 2-3 ô. Quả mọng, có hình dạng, khối lượng và màu sắc khác nhau: thuôn, mảnh hẹp, tròn, màu đỏ, vàng, tím, xanh tuỳ thứ. Hạt hình thận dẹp. 2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến Nơi sống: Gốc ở Nam Mỹ châu (Brazil) được nhập từ lâu, nay phổ biến khắp nơi. Ta thường dùng quả làm gia vị, dùng tươ

Cây quýt (trần bì) và 4 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa, đau bụng, tiêu hóa kém, ho, đờm hiệu quả

Hình ảnh
Cây quýt được biết đến là một loại cây ăn trái rất quen thuộc. Tuy nhiên, ít người biết rằng, vỏ của quả quýt còn được dùng để chữa bệnh với vị thuốc tên là trần bì. Từ lâu, trần bì được biết đến là vị thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu hóa kém, ho, đờm Cây quýt hay trần bì có tác dụng chữa bệnh Tên gọi khác: Quyết, hoàng quyết, trần bì, thanh bì, Quất thực Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco., Citrus deliciusae Tenore., Citrus nobilis var.deliciosa Swigle Họ: Cam (Rutaceae) Thông tin, mô tả cây quýt 1. Đặc điểm thực vật Quýt là một cây nhỡ, có thể cao từ 5-8m, cành cứng, không có gai hoặc có gai ngắn. Lá mọc so le, đơn, nguyên hoặc hơi khía tai bèo, dài, hình trái xoan, gốc thuôc, đầu tù hoặc hơi nhọn, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt có gân nổi rõ, cuống lá ngắn, hơi có cánh. Hoa nhỏ màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá. Lá bắc nhỏ, hình vảy, có lông ở mép. Đài hoa có 5 răng hình trái xoan, có mũi nhọn, gần dính nhau. Tràng có 5 cánh thuôn dày, khi nở uố

Ngô thù du và 5 bài thuốc chữa bệnh ngoài da, huyết áp, rối loạn dạ dày, tai mũi họng, hiệu quả

Hình ảnh
Ngô thù du là một loài cây phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ Cam. Dược liệu ngô thù du được chế biến từ quả cây có tác dụng chữa trị các chứng bệnh như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu… Thông tin, mô tả cây ngô thù du Tên thường gọi: Ngô thù, Thù du Tên khoa học: Evodia rutaecarpa (Juss) Benth Họ: Cam (Rutaceae). Thông tin, mô tả cây ngô thù du 1. Đặc điểm thực vật Cây cao chừng 2,5-5m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có mang lông mềm dài, khi gìa lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35cm, hai đến 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5-15cm, rộng 2,5-5cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc; đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu

Cây thương truật và 16 bài thuốc chữa xương khớp, tóc bạc, tiêu chảy ,tỳ thấp, quáng gà, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa… hiệu quả

Hình ảnh
Cây thương truật là vị thuốc Đông y thường dùng chủ trị các chứng đầy bụng, thủy thũng, hạ huyết áp, tiêu chảy,… Ngoài ra, thuốc còn dùng cải thiện một số bệnh lý khác theo chỉ định của thầy thuốc. Thông tin, mô tả cây thương truật Tên gọi khác: Sơn tinh (Bảo Phác Tử), Địa quỳ, Mã kế, Mao quân bảo khiếp, Bảo kế, Thiên tinh Sơn kế, Thiên kế, Sơn giới (Hòa Hán Dược Khảo), Xích truật (Biệt Lục), Mao truật, Chế mao truật, Kiềm chế thương truật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). Tên khoa học: Atractylodes chinensis (DS) Loidz (Bắc Thương truật) Họ: Cúc (Compositae). Thông tin, mô tả cây thương truật 1. Đặc điểm thực vật Cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m, có rễ phát triển thành củ to, thân mọc thẳng đứng. Lá mọc so le, dai, gần như không cuống. Lá ở phía gốc chia 3 thùy, nhưng cắt không sâu, hai thùy 2 bên không lớn lắm, thùy giữa rất lớn. Lá phía trên thân hình mác, không chia thùy. Mép lá đều, có răng cưa nhỏ, nhọn. Hoa tự hình đầu, tổng bao do 5-7 lớp như ngói lợp, dưới cùng có