Dương xuân sa và 4 bài thuốc chữa đầy bụng, nấc nôn, an thai, tả lỵ, viêm đại tràng hiệu quả

Dương xuân sa là quả chưa chín phơi hay sấy khô của cây dương xuân sa, nếu còn cả vỏ thì gọi là xác sa, loại bỏ vỏ là sa nhân. Cây có vị cay tính ôn, có mùi thơm đi vào kinh  Tỳ và kinh Vị. Từ lâu, sa nhân đã được dùng làm thuốc chữa đầy bụng, nấc nôn, an thai, tả lỵ, viêm đại tràng.

Thông tin, mô tả cây dương xuân sa
Thông tin, mô tả cây dương xuân sa

Tên gọi khác: Xuân sa, Sa nhân, Mé tré bà

Tên khoa học: Amomum villosum Lour

Họ: Gừng (Zingiberaceae)

Thông tin, mô tả cây dương xuân sa

1. Đặc điểm thực vật

Dương xuân sa là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm, thân rễ phình to và mọc ngang. Lá hình mác rộng, đầu nhọn, phía gốc tròn, gần như không cuống, hai mặt nhẵn. Cụm hoa nhiều, nhưng mọc thưa từ thân gốc lên, cán mang hoa gầy, lúc đầu nằm ngang, sau mọc thẳng đứng, có những bẹ mọc như lợp ngói. Hoa màu trắng nhạt, tràng hình ống, thùy hình trứng. Quả hình trứng trên có những gai nhỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc phổ biến ở miền Bắc và các tỉnh miền Trung, thường được khai thác với tên sa nhân. Thường mọc hoang ở những miền rừng núi ẩm thấp, có khi được trồng.

Bộ phận dùng: Hạt

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay tính ôn, có mùi thơm

Quy kinh: Tỳ và Vị

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Có Saponin và tinh dầu 2 – 3% gồm: Camphor, Borneol Bomyl Acetate, Linalool, Nerolidol, Limonene.

Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, D-bornylacetat, D-limonen, (-pinen, phellandren, paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.

Tác dụng dược lý của cây dương xuân sa

Nước sắc Sa nhân với nồng độ thấp có tác dụng hưng phấn đối với ruột cô lập chuột lang nhưng với nồng độ cao lại có tác dụng ức chế. Qua kết quả thực nghiệm thấy 3 loại Sa nhân tỉnh Phúc kiến thường dùng Súc sa, Xuân sa và Hoa sơn khương đều có tác dụng làm giảm tính hưng phấn co thắt của ruột, cũng giải thích được tác dụng hành khí tiêu đầy, chống co thắt làm giảm đau của thuốc.

Các bài thuốc chữa bệnh của cây dương xuân sa

Vị thuốc Dương xuân sa
Vị thuốc Dương xuân sa

1. Dương xuân sa trị bụng đầy đau do khí trệ

Thuốc có tác dụng hành khí chỉ thống. Hương sa nhị trần thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm 10g, Trần bì 6g, Bán hạ, Phục linh đều 10g, Cam thảo 3g, Gừng tươi 6g sắc uống. Hương sa chỉ truật hoàn: Sa nhân 6g, Chỉ thực 8g, Mộc hương 4g, Bạch truật 10g, sắc uống.

2. Bài thuốc trị nấc nôn do tỳ vị hư hàn ăn không tiêu

Hương sa lục quân tử thang: Sa nhân 6g, Mộc hương 4g, Đảng sâm, Bán hạ, Bạch truật, Bạch linh đều 10g, Trần bì 6g, Sinh khương 8g, Cam thảo 3g, sắc uống. Súc sa tán: Sa nhân tán bột mịn, mỗi lần uống 2 – 4g, ngày 3 lần với nước gừng tươi. Trị nôn do vị hàn.

3. Trị chứng thai phụ nôn nặng, thai động từ dương xuân sa

Dùng độc vị bột Sa nhân uống như trên, thai động gia Bạch truật, Tô ngạnh; nếu do thận yếu gia thêm Tang ký sinh, Đỗ trọng, Tục đoạn.

4. Trị chứng tả lỵ mạn tính do tỳ vị hư hàn, viêm đại tràng mạn tính

Bài Hương sa lục quân ( như trên). Súc sa hoàn: Sa nhân 6g, Chế phụ tử 6g, Hoàng liên, Ngô thù du đều 4g, Can khương, Mộc hương đều 4g, Kha tử bì, Nhục đậu khấu đều 6g, sắc uống (dùng cho trường hợp hàn thấp nặng).

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ dương xuân sa. Đây là vị thuốc quý được sử dụng phổ biến trong Đông y. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định để có hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Bạch đậu khấu và 13 bài thuốc chữa nôn mửa, giải độc rượu, tức ngực, hậu sản.. hiệu quả



source https://thongtinthuoc.org/duong-xua-sa.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt