Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Tên gọi khác: Trầu nước, Tam bạch thảo, Đường biên ngẫu

Tên khoa học: Saururus chinensis (Lour.), Baill

Họ: Lá giấp (Saururaceae)

Thông tin, mô tả cây hàm ếch
Thông tin, mô tả cây hàm ếch

Thông tin, mô tả cây hàm ếch

1. Đặc điểm thực vật

Cây thảo sống dai, có thân rễ ngầm, mọc rễ ở đốt, phần thân mọc đứng cao 30-80cm. Thân phân đốt, có gờ ở xung quanh. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, dài 8-12cm, rộng 4-5cm, có 5 gân, tù gốc; cuống lá dài 3-6cm, gốc cuống có bẹ. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành lông dài 3-6cm, thõng xuống. Hoa trần, nhỏ. Khi cây ra hoa, thường có 1-3 lá màu trắng ở ngọn kèm theo bông hoa. Quả nang hình cầu; hạt hình trứng, nhọn đều. Hoa tháng 4-8, quả tháng 8-9.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Saururi Chinensis, thường gọi là Tam bạch thảo

Nơi sống: Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng. Thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Thu hái: Có thể thu hái toàn cây quanh năm, tốt nhất là vào mùa hè thu.

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị ngọt, cay, tính hàn

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong cây có dầu, trong đó có các chất chủ yếu methyl-n-nonylketone, myristicin; còn có quercetin, quercitrin, avicularin, hyperoside, rutin.

Tác dụng dược lý của cây hàm ếch

Hàm ếch có các tác dụng sau:

Bệnh về đường tiết niệu, sởi, viêm thận phù thũng;

Bạch đới quá nhiều;

Viêm hạnh nhân, viêm mạch bạch huyết;

Thấp khớp tạng khớp;

Ung thư gan. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài trị nhọt và viêm mủ da, viêm vú, eczema, rắn cắn. Giã cây tươi đắp tại chỗ.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây hàm ếch

Cây hàm ếch chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp
Cây hàm ếch chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp

1. Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ)

Lá hàm ếch, rửa sạch  giã nhỏ đắp vào tổn thương (sau khi đã rửa sạch, lau khô), sau đó băng lại, đắp ngày 3 lần, mỗi lần 2 giờ. Dùng liền 3 ngày.

2. Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang

Hàm ếch 20g, dây tơ hồng xanh, bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi vị 15g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 750ml, sắc còn 500ml, uống thay trà hàng ngày.  Mỗi liệu trình 15 ngày.

3. Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới từ cây hàm ếch

Hàm ếch 60g, thịt lợn nạc 70g. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh; hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước.  Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.

4. Chữa chảy máu cam do nhiệt

Hàm ếch 15g, rễ đỗ quyên 15g, cho tất cả vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày  là một liệu trình.

5. Cây hàm ếch trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết

Hàm ếch 30g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml đun sôi, uống thay trà hàng ngày. 1 tuần là 1 liệu trình.

Xem thêm: Cây dây đau xương với 10 bài thuốc trị bệnh xương khớp (viêm khớp, thấp khớp, đau thần kinh tọa), giải độc rắn và những lưu ý khi sử dụng



source https://thongtinthuoc.org/cay-ham-ech.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt