Cây giổi và 2 bài thuốc chữa ho, táo bón hiệu quả

Tên thường gọi: Dổi, Vàng tâm

Tên khoa học: Ford – Manglietia fordiana (Hemsl.) Oliv.

Họ: Ngọc Lan (Magnoliaceae)

Cây giổi
Cây giổi

Thông tin, mô tả cây Giổi

1. Đặc điểm thực vật

Cây gỗ thường xanh, cao 5-20m. Lá có cuống dài 1,5cm, phiến xoan ngược bầu dục, to vào khoảng 12×4,5cm, đầu tù, gốc từ từ hẹp trên cuống, dày, dai; gân phụ 11-13 cặp. Hoa ở ngọn nhánh, to, cao 5-7cm; cánh hoa bầu dục; nhị nhiều, trung đới có đầu hình chuỳ; lá noãn nhiều noãn. Hoa tháng 4-5 quả tháng 7-8

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Quả, vỏ cây, vỏ rễ – Fructus, Cortex et Cortex Radicis Manglietiae.

Phân bố: Cây mọc ở rừng vùng núi miền Bắc nước ta, ven các sông suối, thung lũng. 

Thu hái: Vỏ cây và vỏ rễ quanh năm. Thu hái quả chín trước khi nứt.

Chế biến: Phơi khô để dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, tính mát, có tác dụng trừ ho, nhuận tràng.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây giổi

1. Cây giỏi chữa táo bón

Quả Giổi (hay vỏ rễ, vỏ cây) 30g sắc nước, thêm đường, uống ngày 2 lần.

2. Chữa ho khan của người già từ cây giổi

Quả Giổi 12-15g sắc uống thay trà.

Xem thêm: Cây rung rúc và 10 bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm khí quản, trĩ, xương khớp… hiệu quả



source https://thongtinthuoc.org/cay-gioi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt