Đánh giá thuốc Acarbose: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng

Thuốc Acarbose có tác dụng như thế nào mà lại có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt? Thuốc có gây ra tác dụng phụ gì không hay trong quá trình sử dụng thuốc cần lưu ý những gì? Để có thể trả lời những câu hỏi trên nhằm sử dụng thuốc hiểu quả hơn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau nhé!

Thông tin chung về thuốc Acarbose

Tên thành phần hoạt chất: Acarbose.

Thuốc có hoạt chất tương tự: Glucobay, Abrose; Acarfar; Arcalab; Aucabos; Diabeat; Dorobay; Eusystine; Glucarbose; Glucobay; Glumeca; Hi-Glucose 50; Medbose; Robsel; SaVi Acarbose 25

Dạng bào chế: Dạng viên 50 mg và 100 mg.

Bảo quản:

  • Giữ thuốc khỏi tầm nhìn và tầm với của trẻ em và thú nuôi.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh nơi ẩm ướt.
  • Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ < 25ºC.
  • Không sử dụng thuốc này sau ngày hết hạn. Hạn dùng thuốc đã được nêu rõ trên bao bì thuốc.

Tác dụng: Ức chế alpha glucosidase dùng trong bệnh đái tháo đường.

tac-dung-cua-thuoc-Acarbose
Thuốc Acarbose là thuốc kê đơn có tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường

Cơ chế hoạt động của thuốc Acarbose: Acarbose hoạt động bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate phức tạp. Điều này làm giảm lượng đường trong máu cao bất thường trong cơ thể sau mỗi bữa ăn.

Chỉ định: 

  • Thuốc hỗ trợ chế độ ăn và tập luyện để điều trị đái tháo đường tuýp 2 (không phụ thuộc insulin) ở người tăng glucose máu (đặc biệt sau khi ăn) không kiểm soát được chỉ bằng chế độ ăn và tập luyện.
  • Thuốc có thể phối hợp với các nhóm thuốc khác (insulin hoặc sulfonylurea hoặc biguanid) kết hợp với chế độ ăn và tập luyện để đạt được mục tiêu điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Chống chỉ định: 

  • Quá mẫn với acarbose, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Bệnh nhân bị viêm nhiễm đường ruột, đặc biệt đồng thời còn bị loét. Nguyên nhân là vì thuốc có khả năng tạo hơi trong ruột, không nên dùng cho những người dễ bị bệnh lý do tăng áp lực ổ bụng (thoát vị).
  • Những trường hợp suy gan, tăng men gan.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú;
  • Đối tượng bị đái tháo đường tuýp 2 <18 tuổi.
  • Bệnh nhân hạ đường huyết.
  • Ngoài ra, không dùng trong trường hợp đái tháo đường nhiễm toan thể ceton.

Cách dùng và liều dùng của thuốc Acarbose

1. Cách dùng

  • Uống vào đầu bữa ăn để giảm nồng độ glucose máu sau ăn.
  • Liều do bác sĩ điều chỉnh để phù hợp trong từng trường hợp, vì hiệu quả và dung nạp thay đổi tùy từng người bệnh.
  • Thuốc phải dùng cùng với phần ăn đầu tiên hoặc nuốt cả viên cùng
  • với ít nước ngay trước khi ăn.
  • Mục tiêu điều trị là giảm glucose máu sau khi ăn để đưa lượng đường về mức bình thường hoặc gần bình thường.

2. Liều dùng

Liều dùng sau đây chỉ là liều dùng tham khảo. Bệnh nhân phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ trong mọi trường hợp.

Ban đầu cho người lớn: 25 mg x 3 lần/ngày. Nhưng để giảm bớt các triệu chứng về tiêu hóa, có thể bắt đầu 25 mg uống 1 lần/ ngày, và tăng dần liều cho tới 25 mg x 3 lần/ngày.

Duy trì: Khi đạt được liều 25 mg x 3 lần/ ngày, thì cứ cách 4 – 8 tuần lại điều chỉnh liều, dựa theo nồng độ glucose trong máu 1 giờ sau bữa ăn và khả năng dung nạp thuốc. Liều lượng có thể tăng từ 25 mg x 3 lần/ngày cho tới 50 mg x 3 lần/ ngày. Liều duy trì thường dao động từ 50 -100 mg x 3 lần/ngày.

Tối đa:

  • Nếu cân nặng người bệnh ≤ 60 kg: 50 mg x 3 lần/ ngày.
  • Nếu người bệnh có cân nặng > 60 kg: 100 mg x 3 lần/ ngày.

Lưu ý:

  • Khi glucose huyết ăn hoặc hemoglobin glycosylat không giảm thêm nữa, khi đã dùng liều 200 mg x 3 lần/ ngày, nên tính đến giảm liều.
  • Phải duy trì liều có hiệu quả và dung nạp được. Điều chỉnh liều trong suy thận.

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc Acarbose

1. Trước khi dùng thuốc Acarbose cần lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc acarbose:

  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với thuốc acarbose hay bất kì loại thuốc nào khác.
  • Báo cho bác sĩ và dược sĩ những thuốc được kê toa và không kê toa bạn đang dùng, đặc biệt là các thuốc khác điều trị bệnh tiểu đường, digoxin (Lanoxin), thuốc lợi tiểu, estrogen, isoniazid, thuốc trị tăng huyết áp hoặc cảm lạnh, thuốc ngừa thai, men tụy, phenytoin (Dilantin), steroids, hormon tuyến giáp, và các vitamin.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang hoặc đã từng nhiễm axit ceto, xơ gan, hoặc bệnh đường ruột như bệnh viêm ruột hoặc tắc ruột.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai, dự tính mang thai hay đang cho con bú. Nếu bạn có thai trong khi dùng thuốc acarbose, hãy gọi cho bác sĩ.
  • Nếu bạn đang có cuộc phẫu thuật, kể cả phẫu thuật nha khoa, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ mà bạn đang dùng thuốc acarbose.

2. Thuốc acarbose gây ra những tác dụng phụ gì?

  • Đa số các tác động không mong muốn thường xảy ra trên đường tiêu hóa: tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng, bụng trướng, đau, tăng men gan, viêm gan.
  • Gây phù, ban đỏ, vàng da, ngứa, mày đay.
  • Ngứa (ít gặp).
  • Vàng da, viêm gan (hiếm khi xảy ra).

3. Quá trình dùng thuốc cacarbose cần lưu ý gì?

  • Vì có những trường hợp tăng men gan nên cần theo dõi men gan trong quá trình điều trị bằng acarbose.
  • Có thể xảy ra tình trạng hạ đường huyết khi dùng acarbose đồng thời với một thuốc điều trị đái tháo đường sulfonylurea và/hoặc insulin.
luu-y-khi-dung-thuoc-Acarbose
Khi dùng thuốc Acarbose tuyệt đối không chia sẻ thuốc với người bệnh khác
  • Khi điều trị tình trạng hạ đường huyết, phải dùng glucose uống (dextrose) mà không dùng sucrose (đường trắng) vì hấp thu glucose không bị ức chế bởi acarbose.
  • Acarbose không có tác dụng khi dùng một mình ở những người bệnh
  • đái tháo đường có biến chứng (nhiễm toan, tăng ceton hoặc hôn mê; hoặc bị một stress) .Ở những trường hợp này, cần phải dùng insulin để xử trí.

4. Phụ nữ có thai và cho con bú có dùng acarbose đực không?

  • Phụ nữ đang mang thai

Vẫn chưa đánh giá được độ an toàn ở người mang thai.

Do đó, nên dùng insulin trong thời kỳ mang thai để duy trì lượng đường (glucose) trong máu càng gần mức bình thường càng tốt.

  • Phụ nữ đang cho con bú

Nên tránh dùng trong thời kỳ cho con bú.

5. Nếu bạn dùng thuốc acarbose quá liều phải xử lý như thế nào?

Quá liều acarbose không gây hạ glucose huyết.

Tuy nhiên, quá liều acarbose có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện triệu chứng như: trướng bụng, tiêu chảy, đau bụng. Nhưng các triệu chứng thường hết nhanh chóng.

Lưu ý:  trong trường hợp quá liều, không nên cho người bệnh dùng đồ uống hoặc thức ăn chứa nhiều carbon hydrat trong 4 – 6 giờ.

6. Nếu quên uống một liều thuốc acarbose  phải làm sao?

Nếu quên uống một liều thuốc thì không nên dùng liều đã quên giữa các bữa ăn.

Đợi đến liều và bữa ăn tiếp theo và tiếp tục dùng thuốc như lịch dùng thuốc bình thường.

Lưu ý: không uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

7. Acarbose có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Trong khi điều trị bằng acarbose, thức ăn chứa đường trắng thường gây khó chịu ở bụng hoặc có khi gây ra tiêu chảy, vì carbonhydrat tăng lên men ở đại tràng.

  • Acarbose có thể cản trở hấp thu hoặc chuyển hóa sắt.
  • Các thuốc kháng acid, cholestyramin, các chất hấp phụ ở ruột và các enzym tiêu hóa: Cần tránh dùng vì có thể làm giảm tác dụng của acarbose.
  • Neomycin làm tăng tác dụng giảm glucose huyết của acarbose.
  • Digoxin: acarbose làm giảm tác dụng của thuốc do ức chế hấp thu digoxin.

Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Acarbose mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị nhé!



source https://thongtinthuoc.org/thuoc-acarbose.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt