Cây củ đậu (củ sắng) và 2 bài thuốc giải độc rượu, chữa mụn nhọt hiệu quả

Cây củ đậu một loại cây leo, có rễ củ hình như con quay lớn. Cây có vị ngọt, tính mát đi vào kinh Phế và Vị. Cây được dùng chữa mụn nhọt và giải độc rượu khá hiệu quả.

Thông tin, mô tả cây củ đậu
Thông tin, mô tả cây củ đậu

Tên gọi khác: Củ sắng, Măn phăo, krâsang, Sắn nước.

Tên khoa học: Pachyrhizus erosus (L) urb,

Họ: Cánh bướm (Fabaceae)

Thông tin, mô tả cây củ đậu

1. Mô tả thực vật

Cây củ đậu là một loại cây leo, có rễ củ hình như con quay lớn. Lá kép gồm 3 lá chét, mỏng. Hình hơi quả trám dài 4-8cm, rộng 4-12cm, những lá phía dưới không đối xứng. Hoa màu tím nhạt, khá lớn, mọc thành chùm dài ở kẽ lá. Quả hơi có lông, không cuống, dài 12cm, rộng 12mm, ở khe các hạt hơi lõm xuống. Trong quả có tới 9 hạt, đường kính chừng 7mm, hình thấu kính. Hạt cứng khó giã nhỏ.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây được trồng khắp mọi nơi.

Bộ phận dùng: Củ

Thu hái: Quanh năm

Chế biến: Bà con thường lấy củ ăn sống, có khi xào nấu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Củ đậu mát, vị ngọt còn dùng để đắp mặt hay giã nhỏ lấy nước bôi lên mặt dưỡng da và chữa Trứng cá.

Quy kinh: Vào 2 kinh Phế và Vị.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong rễ củ (củ đậu), sau khi đã bóc vỏ có tới 90% nước; 2,4% tinh bột; 4,51% đường toàn bộ (biểu thị bằng glucoza); 1,46% protít; 0,39% chất vô cơ; không thấy có chất béo, không thấy có tanin, không có axìt xyanhydric. Có men peroxyđaza, amyiaza và photphataza.

Trong hạt củ đậu có 12,27% độ ẩm; 20,13% chất béo; 30,61% chất protit; 4,8% tanin; 5,85% tinh bột; 3,25% đường toàn bộ (biểu thị bằng đường glucoza). Trong hạt củ đậu có một chất độc gọi là rotenon và tephrosin.

Tỷ lệ rotenon trong hạt củ đậu khoảng từ 0,56- 1,01%. Trong lá cũng có các chất như trong hạt.

Cây củ đậu và bài thuốc giải độc, chữa mụn nhọt
Cây củ đậu và bài thuốc giải độc, chữa mụn nhọt

Tác dụng dược lý của cây củ đậu

Rễ củ đậu không độc. Được dùng ăn sống hoặc xào nấu chín. Có khi người ta ép củ lấy nước bôi mặt để làm cho da dẻ mịn màng, khỏi nẻ.

Lá độc đối với cá và với loài nhai lại, nhưng không độc đối với ngựa.

Hạt độc đối với cá và sâu bọ. Tại Trung Quốc, người ta dùng nó để trị các loại sâu hại rau, rệp bông, rầy bông (một kg hạt giã nhỏ, thêm nước xà phòng và 200 lít nước).

Nhân dân ta vẫn dùng hạt củ đậu giã nhỏ trộn với dầu để chữa một số bệnh ngoài da. Tuy nhiên có độc, cần chú ý để tránh ngộ độc.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây củ đậu

1. Cây củ đậu giúp giải độc rượu

Dùng củ đậu trộn với đường cát ăn. Sử dụng thường xuyên có tác dụng giải độc rượu rất tốt đối với những người nghiện rượu, nhiễm độc rượu mạn tính.

2. Cây củ đậu làm thuốc chữa ghẻ, da lở loét lâu ngày

Hạt củ đậu giã nhỏ, nấu với dầu vừng, để nguội, bôi hàng ngày. Có thể phối hợp với quả bồ hòn, hạt máu chó, lượng tùy ý. Dùng lá củ đậu giã nát, xát vào chỗ ghẻ cũng có tác dụng.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây củ đậu. Đây là loại cây mang đến công dụng chữa bệnh khá hiệu quả. Tuy nhiên, đó chỉ là bài thuốc có tính tham khảo, tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Cây cần tây (rau cần tây) và 8 bài thuốc chữa huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đục, gout, mất ngủ, sỏi thận hiệu quả



source https://thongtinthuoc.org/cay-cu-dau.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hà Nội thêm 4 ca mắc COVID-19 liên quan BV Bệnh Nhiệt đới và K Trung ương

12h trôi qua, Việt Nam có thêm 34 ca mắc COVID-19, riêng trong nước 33 ca

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt